Học tập đạo đức HCM

Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

Thứ tư - 13/06/2018 20:52
Ngày 27/4/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 461/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

A. Đối với hợp tác xã

a) Duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động khoảng 4.400 hợp tác xã nông nghiệp đã được phân loại và đánh giá là có hiệu quả năm 2017. Thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để có trên 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp; 

b) Nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp yếu, kém để phấn đấu có trên 5.400 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả (trong tổng số hơn 6.400 hợp tác xã nông nghiệp yếu kém hiện nay); 

c) Thành lập mới và tạo điều kiện cho 5.200 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. 


Liên kết trong chăn nuôi đem lại hiệu quả bền vững     Ảnh: Thế Duyệt

  

B. Đối với liên hiệp hợp tác xã

Xây dựng các mô hình điểm về liên hiệp hợp tác xã. Phấn đấu có trên 50 liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả. 

I. Giải pháp

1. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về đổi mới, phát triển hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã đối với hệ thống cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước và toàn xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả trong thời gian tới với nội dung và phương thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng. Chú trọng thực hiện tốt công tác truyền thông gắn với thi đua khen thưởng trong thực hiện mục tiêu phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020. 

2. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đối với hợp tác xã nông nghiệp 

a) Về thể chế: Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư hướng dẫn về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp. Trên cơ sở đó kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp từ Trung ương đến các cấp địa phương để hoạt động có hiệu quả. 

b) Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách đã ban hành; bổ sung để hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ hợp tác xã và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tạo sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng hợp tác xã tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ; củng cố, duy trì, phát triển hợp tác xã kiểu mới với các phương thức, quy mô hoạt động, mô hình tổ chức phù hợp gắn với trình độ phát triển của các trục ngành hàng lớn theo các cấp độ sản phẩm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các vùng, miền sinh thái của cả nước. 

3. Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với các bộ, ngành Trung ương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và chính quyền địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp theo ngành dọc được xuyên suốt, hiệu lực, hiệu quả. Rà soát, đánh giá kỹ, đầy đủ, sâu sắc các nhóm mô hình hợp tác xã để có các giải pháp phù hợp, đặc biệt trong công tác quản trị, định hướng phát triển và tổ chức hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp đảm bảo hiệu quả, bền vững. Chú trọng vấn đề tổ chức, nhân sự để chọn được người đứng đầu các cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã và người đứng đầu hợp tác xã có tâm huyết, ý chí vươn lên, tự giác, khát vọng khởi nghiệp. 

4. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và hợp tác xã, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, thành viên, người sáng lập khởi nghiệp các hợp tác xã nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. 

5. Xây dựng các dự án, kế hoạch ưu tiên để phát triển các hợp tác xã: 

a) Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; 

b) Liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp; 

c) Tổ chức lại, tái cơ cấu các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả thấp ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ; 

d) Thành lập và tổ chức hoạt động của định chế tài chính. 

6. Huy động nguồn lực để hỗ trợ có hiệu quả cho hợp tác xã nông nghiệp. 

  

II. Tổ chức thực hiện

Bộ NN&PTNT 

Đầu mối hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các địa phương thực hiện các nội dung của Đề án; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả. Tham mưu trình Chính phủ ban hành các văn bản và ban hành các Thông tư hướng dẫn để tạo điều kiện thực hiện Đề án hiệu quả. Hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh kế hoạch để thực hiện Đề án này. Lựa chọn một số ngành hàng chủ lực để chỉ đạo xây dựng các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tàu với các hợp tác xã. Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp về hợp tác xã nông nghiệp và đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã nông nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu thành lập mới hợp tác xã cụ thể cho các địa phương để đảm bảo thành lập 5.200 hợp tác xã. Trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án/kế hoạch ưu tiên về: Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ phê duyệt nguồn kinh phí Trung ương và với các địa phương, tổ chức khác để huy động nguồn vốn thực hiện Đề án này. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, đánh giá và tổng hợp báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện Đề án. 

Các bộ, ngành khác và các tổ chức hội nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp với Bộ NN&PTNT, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; vận động, tuyên truyền hộ nông dân tham gia hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên hiệp hợp tác xã theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và gắn kết chuỗi giá trị nông sản.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay27,469
  • Tháng hiện tại417,179
  • Tổng lượt truy cập90,480,572
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây