Học tập đạo đức HCM

Phát triển chăn nuôi bền vững: Phải có con giống tốt

Thứ năm - 14/06/2018 21:11
Diễn đàn với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” là nơi để chia sẻ những khó khăn mà bà con vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang phải đối mặt...
Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam nói chung và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng chịu tác động trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu. Đợt Elnino mạnh và kéo dài nhất trong lịch sử (năm 2015-2016) làm cho nắng nóng xuất hiện sớm và kéo dài, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, cộng với lượng mưa ít gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước trầm trọng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Hạn hán kéo dài đã làm cho hàng trăm ngàn con gia súc (dê, cừu, bò) tại các tỉnh Nam Trung Bộ rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và nước uống, một số khu vực đã xảy ra hiện tượng gia súc bị chết do mất sức đề kháng. Dự báo mùa khô năm nay tình trạng hạn hán, thiếu nước vẫn có khả năng xuất hiện cục bộ ở một số khu vực thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
 
Diễn đàn thu hút hàng trăm đại biểu đến từ 5 tỉnh, thành phố trong khu vực
Diễn đàn thu hút hàng trăm đại biểu đến từ 5 tỉnh, thành phố trong khu vực 

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ vốn có cơ cấu vật nuôi khá đa dạng. Đây là khu vực có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc như: lợn, bò, cừu, dê,… 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017, các tỉnh Nam Trung Bộ có tổng đàn bò 1.269 nghìn con, đàn trâu 173,9 nghìn con, đàn lợn 2.163,2 nghìn con; dê 192 nghìn con (tăng 52,9% so với năm 2011), cừu 163,9 nghìn con (tăng 89,9% so với năm 2011).

 
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tình hình chăn nuôi tại 8 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) trong 5 năm gần đây có sự biến động không đáng kể.
 
Các sản phẩm chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm tương ứng của ngành chăn nuôi cả nước. Riêng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2017 đạt 86,1 nghìn tấn, chiếm 26,8% sản lượng thịt bò của cả nước. Tỉnh có sản lượng thịt bò nhiều nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Sản lượng thịt cừu hơi xuất chuồng đạt 1,6 nghìn tấn, chiếm 85,8% sản lượng thịt cừu của cả nước. Trong đó, sản lượng thịt cừu của Ninh Thuận chiếm 97,3% tổng sản lượng thịt cừu toàn vùng.
 
Để giúp bà con nông dân trong vùng phát triển những mô hình chăn nuôi hiệu quả, đặc biệt là đối với các loại vật nuôi chủ lực của vùng trong điều kiện thời tiết biến đổi bất thường, ngày 13/6, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”.
 
Ban chủ tọa và Hội đồng cố vấn tại Diễn đàn
Ban chủ tọa và Hội đồng cố vấn tại Diễn đàn
Phát biểu khai mạc, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói: “Diễn đàn là nơi để chia sẻ với những khó khăn mà bà con vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang phải đối mặt. Diễn đàn của chúng ta sẽ thảo luận cởi mở, cùng chia sẻ những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm quý báu của “4 nhà” xung quanh chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”.
 
 
Những mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu
 
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là, các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, như: Sử dụng công nghệ khí sinh học (biogas), đệm lót sinh học. Người chăn nuôi đã thấy được hiệu quả của các phương pháp này đối với sức khỏe vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe con người, giảm giá thành chăn nuôi đồng thời cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng...
 
Tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi heo theo phát triển bền vững; mô hình chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc từ nguồn phế phụ phẩm... rất có hiệu quả và đang được nhân rộng ở một số xã xây dựng nông thôn mới.
 
Đến nay, Quảng Ngãi có tỉ lệ đàn bò lai trên 65,7%
Đến nay, Quảng Ngãi có tỉ lệ đàn bò lai trên 65,7%
Phải có con giống tốt
 
Theo các tham luận tại Diễn đàn, đều có chung một giải pháp là để chăn nuôi bền vững và phát triển ổn định phải có con giống tốt. Khuyến khích người chăn nuôi sử dụng các giống mới năng suất cao. Vì thế, cần đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tại chỗ; chọn lọc, nuôi dưỡng và bảo tồn các nguồn giống quí của địa phương. Mặc khác, cần thực hiện công tác quản lý giống một cách nghiêm ngặt để tạo nguồn giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.
 
Quảng Ngãi đưa vào nuôi thử nghiệm giống bò mới BBB.
Quảng Ngãi đưa vào nuôi thử nghiệm giống bò mới BBB.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái của địa phương. Tăng cường nuôi những đối tượng vật nuôi sử dụng được nước mặn như vịt biển, ong, chim yến, dê, cừu, gà địa phương…
 
Nhập khẩu một số giống gia súc, gia cầm có khả năng chịu được hạn hán tốt về lai tạo với giống địa phương để tạo ra các tổ hợp lai thích ứng với điều kiện chăn nuôi hạn hán của vùng.
 
Áp dụng thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò, tinh lợn của các giống bò, lợn có năng suất cao để cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò, lợn.
 
Các giải pháp về thức ăn, thú y, chuồng trại… cũng được trung tâm khuyến nông các tỉnh trong khu vực quan tâm, chia sẻ.
 
 

 

 Hải Yến /kinhtenonghton.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay27,469
  • Tháng hiện tại418,714
  • Tổng lượt truy cập90,482,107
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây