Học tập đạo đức HCM

Phát triển giống sơn tra cành ghép

Thứ hai - 11/06/2018 09:01
Sơn tra còn gọi là táo mèo, sống và phát triển tốt trên các xã có độ cao từ 800 - 1.700m. Yên Bái là tỉnh có nhiều sơn tra, chất lượng quả ngon nhất trong các tỉnh miền núi phía Bắc.


 

20-47-41_1
Cây sơn tra đã được tuyển chọn khai thác cành ghép

Giá sơn tra trung bình từ 20.000 - 30.000đ/kg, nhiều năm 40.000 - 50.000đ/kg. Cây sơn tra đang mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho người dân vùng cao. Vì thế, tỉnh Yên Bái đang phát triển mạnh cây sơn tra trên các huyện vùng cao, trong đó một phần sơn tra ghép cành chất lượng giống tốt đã được tuyển chọn…

Theo kết quả kiểm kê rừng, năm 2016 tỉnh Yên Bái có 3.390,6ha sơn tra, trong đó huyện Mù Cang Chải 1.211,7ha tập trung ở các xã Kim Nọi, Púng Luông, Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải, Dế Xu Phình và Mồ Dề… Trạm Tấu 2.178,4ha, tập trung ở các xã Xà Hồ, Bản Mù, Bản Công, Làng Nhì. Sản lượng khoảng gần 3.000 tấn.

Thực hiện Đề án phát triển cây sơn tra tại 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, từ năm 2016 đến nay Yên Bái trồng mới được gần 2.250ha sơn tra, đưa diện tích sơn tra lên 5.640ha tập trung ở hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu và một số xã vùng cao Văn Chấn. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Yên Bái có diện tích 10.000ha sơn tra, năng suất những diện tích đông đặc từ 500 - 600 cây/ha là 10 - 15 tấn/ha, sản lượng có thể đạt 20.000 - 25.000 tấn/năm.

Để nâng cao chất lượng sơn tra đi đôi với việc cải tạo rừng sơn tra, từ năm 2015 - 2017 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ Yên Bái triển khai đề tài khoa học "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống sơn tra bằng phương pháp ghép cành tại huyện Trạm Tấu", do thạc sĩ Nguyễn Thành Hưng làm chủ nhiệm.

Vườn cây ghép

Cây gốc ghép là những cây sơn tra được gieo ươm trong bầu đất, tuổi cây từ 5 - 6 tháng, chiều cao trung bình 40 - 50cm, cây đều, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Sau khi cây sinh trưởng đã đạt tiêu chuẩn được ghép với cành lấy từ 12 cây sơn tra trội đã được tuyển chọn tại huyện Trạm Tấu. Tiêu chuẩn cành ghép khi cây chưa nẩy chồi, đâm lộc, dùng kéo cắt các cành trên cây đã tuyển chọn đang có các mắt ngủ, chiều dài 20 - 30cm, đường kính cành từ 0,8 - 1cm, tương đương với đường kính gốc ghép. Mặc dù đầu năm 2016 Trạm Tấu có mưa tuyết, nhưng các cây ghép vẫn phát triển tốt.

Kết quả dự án đã ghép được 6.502 cây ghép đạt tiêu chuẩn, toàn bộ số cây sơn tra này được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu và người dân các xã Xà Hồ, Bản Mù, Túc Đán… trồng được trên 10ha vào diện tích rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh và quanh các nương rẫy. Tỷ lệ cây sống đạt từ 75% trở lên.

Kiểm tra độ sinh trưởng của cây

Từ kết quả đó, ngày 9/11/2017 UBND tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định 2785/QĐ-UBND Phê duyệt dự án "Thử nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống sơn tra bằng phương pháp ghép trên địa bàn huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải".

Theo quyết định này từ năm 2017 - 2020 sẽ sản xuất 103.200 cây giống sơn tra ghép cành đạt tiêu chuẩn, hỗ trợ người dân Trạm Tấu trồng 50ha, huyện Mù Cang Chải 100ha, mật độ 625 cây/ha. Tổng kinh phí của dự án là 2,89 tỷ đồng.

Sở NN-PTNT Yên Bái được giao làm chủ dự án, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ tỉnh là đơn vị sản xuất cây sơn tra ghép theo đúng yêu cầu và tiến độ đặt ra. Mục tiêu của dự án là tạo ra giống cây sơn tra có năng suất và chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị của rừng, tăng thu nhập cho người dân, giúp họ bảo vệ và phát triển rừng ngày một tốt hơn.

Người dân thu hoạch quả sơn tra
Sơn tra là loài cây đa tác dụng, là rừng phòng hộ, làm cây cột chuồng gia súc, hàng rào… quả sử dụng làm nước giải khát ngoài ra còn được chiết xuất thành các loại thuốc kháng khuẩn, cường tim, giãn mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, bảo vệ tế bào gan, tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, béo phì, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, giảm kích thích ruột, tiêu chảy, lỵ…
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,483
  • Tổng lượt truy cập92,034,212
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây