Học tập đạo đức HCM

Quản lý hiệu quả rác thải khu vực nông thôn

Chủ nhật - 24/09/2017 00:29
Quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) không còn là vấn đề cấp bách của riêng các đô thị và thành phố lớn, mà trở thành vấn đề đáng báo động cả ở các vùng nông thôn. Nguyên nhân chính là do sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề, việc thay đổi tập quán sinh sống làm cho lượng CTR khu vực nông thôn gia tăng cả về thành phần và tính độc hại, trong khi đó việc quản lý, xử lý CTR tại khu vực này còn thấp so với yêu cầu đặt ra.

Sức ép đối với môi trường nông thôn ở nước ta đến từ các hoạt động dân sinh và các hoạt động sản xuất như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm... Các hoạt động sản xuất ở nông thôn phần lớn ở quy mô hộ gia đình, gần khu dân cư; hình thức sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chưa đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT). Vấn đề quy hoạch và quản lý chưa hợp lý, chưa có hoặc vận hành không hiệu quả, không đúng quy chuẩn các công trình xử lý nước thải, CTR cũng là những áp lực không nhỏ đối với môi trường nông thôn. Ðáng chú ý, CTR ở khu vực này có sự khác biệt đáng kể về thành phần và mức độ gây ô nhiễm, tùy theo nguồn phát sinh và được phân loại theo ba nhóm chính là CTR sinh hoạt, CTR nông nghiệp và CTR làng nghề. Cụ thể, chất thải rắn từ nguồn sinh hoạt có đặc trưng là thành phần hữu cơ, dễ phân hủy, chiếm tỷ lệ cao, dao động từ 65% đến 70% tổng lượng rác thải. Ðối với loại rác thải từ nông nghiệp như bao bì phân bón, thuốc BVTV và từ các làng nghề thì thành phần vô cơ và các hợp chất độc hại, khó phân hủy, là mối nguy hại lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và gây hại cây trồng. Trong khi đó, việc thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực trung du, miền núi, diện tích tự nhiên lớn, dân cư thưa thớt, CTR sinh hoạt phát sinh không nhiều và chưa phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, tại các vùng ven đô thị, vùng đồng bằng tập trung nhiều dân cư thì việc thu gom, xử lý CTR sinh hoạt đang đặt ra nhiều thách thức lớn. Hiện tại, CTR tại các khu vực này đã được các tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom và vận chuyển về các bãi chôn lấp. Hình thức chủ yếu là bãi chôn lấp lộ thiên, hầu hết không có hệ thống xử lý nước rỉ rác, hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường chung quanh. Ðối với các loại chất thải nguy hại và khó phân hủy, chủ yếu có nguồn gốc từ hoạt động của ngành nông nghiệp và các làng nghề, việc thu gom và xử lý còn rất hạn chế, gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường. Hiện nay, tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng từ 40% đến 55% so với lượng phát sinh CTR.

Trước tình trạng nêu trên, vấn đề quản lý và BVMT nông thôn đã nhận được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước thông qua việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, lồng ghép vào các văn bản quản lý môi trường nói chung, các văn bản quản lý sản xuất chuyên ngành nói riêng. Công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong BVMT ở khu vực nông thôn cũng đang được đẩy mạnh và bước đầu thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, quản lý môi trường nông thôn vẫn còn nhiều bất cập chưa được giải quyết ở các mức độ và cấp độ quản lý khác nhau; nhiều văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ; một số quy định pháp luật liên quan BVMT khu vực nông thôn thiếu tính khả thi, nhất là tình trạng chồng chéo trong phân công trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan; đầu tư cho quản lý và BVMT nông thôn chưa nhận được sự quan tâm, kinh phí thích đáng từ T.Ư, địa phương; công tác BVMT khu vực nông thôn chưa chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát chất thải từ khu vực này một cách thật sự có hiệu quả…

Ðể giải quyết các vấn đề nêu trên, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý và xử lý rác thải khu vực nông thôn, các bộ, ngành, địa phương phối hợp kiểm soát chặt chẽ nguồn rác thải phát sinh, nhất là việc lưu giữ, vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải; hoàn thành hệ thống định mức kỹ thuật, đơn giá cho vận hành hệ thống xử lý chất thải, trước mắt cần tập trung vào một số loại hình hoạt động như: hệ thống xử lý nước thải, CTR, khí thải làng nghề; xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác tại các công trình xử lý, thu gom rác thải tập trung tại mỗi địa phương; kiện toàn bộ máy thực thi công tác BVMT các cấp; huy động nguồn tài chính, tăng đầu tư; tăng cường khâu kiểm tra, giám sát và các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải nói chung và rác thải khu vực nông thôn nói riêng…

Thạc sĩ PHAN VĂN TÚ

(Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động trên phạm vi toàn cầu; tổ chức định kỳ vào tuần thứ ba tháng 9 hằng năm. Hưởng ứng Chiến dịch năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy chủ đề “Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vững”. Thông qua chủ đề này, nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác quản lý môi trường, nhất là công tác quản lý chất thải tại khu vực nông thôn trong quá trình xây dựng một nước Việt Nam phát triển kinh tế, an sinh xã hội và hài hòa với thiên nhiên, bằng nhiều hoạt động thiết thực như: ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý chất thải, rác thải; giám sát, xử lý triệt để các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, cộng đồng tham gia xã hội hóa công tác BVMT nói chung và quản lý, xử lý rác thải nói riêng…

 
Theo  PHAN VĂN TÚ/nhandan.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay23,114
  • Tháng hiện tại248,262
  • Tổng lượt truy cập85,155,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây