Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch lại trường, lớp ở Hà Tĩnh - Xu thế phát triển

Thứ hai - 15/10/2012 20:08
Bài cuối: Lời giải nào cho bài toán quy hoạch? “Sự cố Đức Lâm”có lặp lại, học sinh có bỏ học khi nhà cách trường hàng chục km, lấy kinh phí đâu để xây mới các trường trong tình hình kinh tế khủng hoảng...? Và còn nữa những khó khăn, vướng mắc nẩy sinh trong và sau quá trình thực hiện Đề án đang cần có sự chung tay giải quyết...

Bài 1: Sáp nhập - Yêu cầu từ thực tiễn

Cái khó từ thực tế

Đến thời điểm này có thể coi, công tác sáp nhập trường, lớp năm học 2012-2013 đã thành công tốt đẹp bởi tất cả các địa phương đã hoàn thành đúng định hướng, phương án, lộ trình đặt ra, nếu không có“sự cố Đức Lâm”. “Sự cố”này là điều mà trước khi tiến hành việc sáp nhập chúng ta đã không nghĩ đến. “Do chủ quan, triển khai muộn...” (trích lời thầy Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh) nên đến nay, dù năm học mới đã bước vào tháng thứ 2 mà còn trên 90 học sinh ở xã Đức Lâm vẫn chưa đến trường. Tội người lớn làm con trẻ chịu này thiết nghĩ đã rõ trách nhiệm. Song, đến bao giờ những học sinh này mới được đến trường? Chuyện xẩy ra đã hơn tháng mà vẫn chưa giải quyết xong không chừng sẽ là “gương” xấu cho sau này.

Phản đối nhập trường, hàng trăm học sinh xã Đức Lâm không được đi học
Hơn một tháng kể từ ngày khai giảng nhưng vẫn còn gần 100 học sinh xã Đức Lâm (Đức Thọ) chưa đên lớp

Khoảng cách qua xa giữa các trường được sáp nhập đang là vấn đề khiến nhiều địa phương lo ngại. Ở các huyện miền núi, khi chưa sáp nhập, điều kiện đi lại đã khó khăn, xa cách, nay sáp nhập lại càng khó, càng xa. “Là huyện miềm núi, địa hình rộng, bị chia cắt bởi sông suối, đồi núi nên khi sáp nhập, khoảng cách từ nhà đến trường không thuận lợi cho học sinh. Nhiều học sinh THCS phải đi xa 8-12 km để đến trường... Nghĩ mà thương các em.”, thầy Trần Đình Hùng - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Khê, cảm thán.

Cùng chung tâm trạng đó, thầy Đào Duy Sỹ - Trưởng phòng GD-ĐT Hương Sơn, thổ lộ: “Nếu tới đây thực hiện việc sáp nhập THCS Sơn Tiến - Sơn Lễ; Sơn Lĩnh - Sơn Hồng thì nhiều học sinh đến trường phải đi 30 - 40 km. Khoảng cách đó đến đi xe máy còn khó nói chi đến các em THCS đi xe đạp...”.

Giải quyết thấu đáo vấn đề khoảng cách từ nhà đến trường đối với các em thuộc huyện miền núi để tạo điều kiện thuận lợi cho các em tiếp tục đi học là điều không dễ. “Chỉ cần một em học sinh bỏ học vì xa không thể đến trường thì việc sáp nhập cũng không thành công trọn vẹn”, thầy Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, đã có lần nói.

Không chỉ vậy, việc thừa mà vẫn thiếu đội ngũ từ quản lý đến giáo viên do sáp nhập cần được giải quyết như thế nào để vừa “sàng lọc” được đội ngũ vừa tránh được “nguy cơ” mất đoàn kết đang và sẽ là vấn đề “nóng”, đáng quan tâm. Chưa có thống kê chính xác sẽ dư dôi bao nhiêu cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành giáo dục tỉnh sau khi hoàn thành Đề án, nhưng chỉ riêng huyện Hương Khê, con số này đã gần 150 người. Dôi dư là thế nhưng theo thầy Trần Đình Hùng - Trưởng phòng GD-ĐT Hương Khê, huyện lại thiếu giáo viên đặc thù như Tin học, Ngoại ngữ... Được biêt, hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu là khá phổ biến tại các địa phương trong tỉnh. Dù đã làm công tác tư tưởng, sắp xếp, bố trí... nhưng một bộ phận trong đội ngũ “dư dôi” này vẫn còn rất ”tâm trạng”, cần được quan tâm, chia sẻ.

“Khi nhập 2 trường lại thì việc sử dụng trường nào cũng khó hợp lý... Có thể trường được sử dụng lại không bằng trường không sử dụng.”, thầy Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, nói khi trao đổi với phóng viên về cơ sở vật chất trường học sau sáp nhập trường, lớp.

Việc sự dụng các trường, lớp học sau sáp nhập tại một số cơ sở giáo dục đang cho thấy sử lãng phí, gây điều tiếng tại một số cơ sở. Nhiều trường học có những dãy nhà 2 tầng trị giá nhiều triệu đồng mới được đưa vào sử dụng 2 năm, nay có nguy cơ bỏ... hoang. Trong khi đó việc đầu tư xây mới hay nâng cấp sửa chữa lớn trong thời thời gian vài ba năm tới là khó thực hiện bởi suy thoái kinh tế chung. Đã có thầy giáo khi trao đổi với chúng tôi, giọng đầy tiếc nuối cho sự lãng phí này.

Cần giải pháp cụ thể, phù hợp...

Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống trường học các cấp là chủ trương lớn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Để đạt được mục đích Đề án đề ra, thiết nghĩ việc tìm được những giải pháp đúng đắn, phù hợp, có tính khoa học và thực tiễn cao là rất cần thiết. Cơ bản các giải pháp này đã được Đề án đưa ra nhưng một số điểm “còn chung chung, chưa phù hợp, cần xem lại...”.

Bài cuối: Lời giải nào cho bài toán quy hoạch?
Về cơ sở vật chất là khâu khó khăn nhất trong hành trình thực hiện Đề án quy hoạch lại trường, lớp học

Theo chúng tôi, hiện vẫn chưa có con số chính xác sự thừa, thiếu đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên... sau khi sáp nhập nhưng tại một số cơ sở lại đang thiếu giáo viên các môn nhạc, họa, ngoại ngữ; thừa giáo viên THCS, THPT. Vì vậy, ngành Giáo dục tỉnh cần sớm thực hiện việc rà soát để có số lượng chính xác, cụ thể thừa thiếu bao nhiêu, ở cấp học nào, môn nào trong lộ trình sáp nhập. Từ đó có cách bổ sung, sắp xếp, điều chỉnh... cho phù hợp, tránh thiệt thòi quyền lợi, gây hoang mang, ức chế... cho những người trong diện phải điều chuyển. Việc từ năm học 2012-2013, không được tuyển dụng, tiếp nhận mới viên chức vào công tác trong ngành, theo nhiều người là”rất cần được xem xét lại”.

Về quy mô, Đề án đề ra lộ trình chung là đến năm học 2014-2015, sáp nhập các trường THCS có quy mô dưới 16 lớp còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc, đến mốc trên, các trường THCS trên địa bàn phải đạt từ 16 lớp trở lên. Tại nhiều địa phương, theo tìm hiểu của chúng tôi thì ở cấp học này, quy mô có thể từ 12 lớp trở lên là phù hợp hợp. Theo nhiều thầy cô giáo, nhà quản lý trong ngành, quy mô 16 lớp trở lên sẽ khó đạt, nhất là đối với các huyện miền núi, vùng địa bàn rộng, địa hình phức tạp, ít học sinh, giao thông đi lại khó khăn.

Về cơ sở vật chất, theo chủ quan của chúng tôi thì đây là khâu khó khăn nhất trong hành trình thực hiện Đề án, đặc biệt là trong thời điểm khung hoảng kinh tế toàn cầu. Dự toán Đề án đưa ra cho việc đầu tư xây mới các trường sau khi sáp nhập tại địa điểm mới, nâng cấp bổ sung thêm cơ sở vật chất các trường sử dụng địa điểm cũ là khoảng 2.110 tỷ đồng, trong đó: ngân sách trung ương 500 tỷ đồng; ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) 1.200 tỷ đồng; huy động khác 310 tỷ đồng, theo nhiều người là hơi... lạc quan.

Đề án thì phải đưa ra dự toán. “Nhà nước có đâu tiền nhiều thế trong lúc này? Bao giờ có tiền?...” là những câu hỏi mà chúng tôi thường nghe từ những người có trách nhiệm tại các địa phương trong tỉnh. Có lạc quan quá không? Chưa vội bàn! Hiện, thực tế tại các địa phương, cho thấy, cơ sở vật chất sau sáp nhập cũng vừa thiếu, vừa thừa. Nơi được chọn thì thiếu phòng, thiếu cơ sở vật chất khác. Nơi không được chọn lại đang để trống chưa biết làm gì!. Đó là chưa nói đến việc chọn địa điểm để xây trường mới sao cho phù hợp cả hai bên... Trong khi tâm lý chung là không xã nào muốn “mất” trường. Bài học Đức Lâm cần nên xét tới. “Nếu không có sự hỗ trợ thì việc nhập THCS đối với chúng tôi là cực kỳ khó khăn”, nhiều trưởng phòng giáo dục, thừa nhận. “Cực kỳ khó khăn” ở đây chính là lấy đâu ra tiền để xây mới trường học.

Đề án Quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 là một chủ trương lớn, cần thiết, phù hợp xu thế phát triển chung. Đề án đã được triển khai và đã nhận được sự đồng tình cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh. Vì vậy, việc của chúng ta lúc này là tập hợp được sự mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội để thực hiện thành công mục tiêu Đề án đề ra. Vì thế, trong quá trình thực hiện, Đề án cần được các cấp, ngành có thẩm quyền bổ sung, xem xét, điều chỉnh... cho phù hợp với từng thời điểm, tình hình thực tế của từng địa phương và sự phát triển của tỉnh.

Trọng Tuệ
Nguồn: baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập270
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,902
  • Tổng lượt truy cập90,284,295
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây