Hà Tĩnh có hơn 362.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 60% diện tích tự nhiên, trong đó có hơn 173 nghìn ha quy hoạch sản xuất. Với tiềm năng lợi thế đó, trong những năm qua hoạt động chế biến lâm sản góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động; giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt 20 triệu USD/năm…Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến lâm sản còn nhỏ lẻ, manh mún; phát triển không theo quy hoạch gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm chế biến thô mang lại giá trị kinh tế chưa cao. Việc cấp phép cho các cơ sở chế biến lâm sản còn nhiều bất cập và quản lý nguồn nguyên liệu thiếu chặt chẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
Báo cáo Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản tỉnh giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến năm 2020 do Sở NN- PTNT soạn thảo nhằm rà soát, bố trí một cách hợp lý, khoa học hệ thống chế biến lâm sản gắn với vùng nguyên liệu để theo dõi, quản lý; thúc đẩy chế biến lâm sản từ thô sang tinh, sâu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; xây dựng nông thôn mới. Báo cáo dự thảo được chia làm 4 phần, trong đó khái quát điều kiện tự nhiên, KT- XH ảnh hưởng đến phát triển chế biến lâm sản; thực trạng chế biến lâm sản trên địa bàn; quy hoạch phát triển chế biến lâm sản giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến năm 2030 và phần tổ chức thực hiện quy hoạch…
Tại hội nghị các đại diện các đại biểu phía đầu cầu của 9 huyện thị và các sở ngành đóng góp nhiều ý kiến đi sâu về thực trạng và giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Kết luận hội nghị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Quy hoạch phát triển chế biến lâm sản giai đoạn trên thì phải thể hiện được đa mục tiêu, phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và môi trường sinh thái. Báo cáo dự thảo chưa đạt yêu cầu về đánh giá thực trạng, số liệu chưa thống nhất; các mục tiêu và các giải pháp chưa đồng bộ và thiếu cụ thể…Vì vậy, Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN- PTNT soạn thảo lại báo cáo quy hoạch theo quan điểm tái cấu trúc chế biến lâm sản, trong đó tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên, đồng thời quy hoạch thành một chuỗi vùng nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu theo hướng quy mô tập trung, hiện đại để gắn quản lý bão vệ rừng tốt hơn. Về tổ chức thực hiện cần phải ra soát lại thực trạng để thống nhất về số liệu; xây dựng tiêu chí cụ thể cho các loại hình chế biến lâm sản với điều kiện cần và đủ về cấp phép kinh doanh. Ngoài chính sách cũ cần xây dựng chính sách mới đồng bộ nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến lâm sản sâu trên địa bàn. Quản lý quy hoạch cần phải có chế tài đủ mạnh để xử lý và phân công, phân cấp trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch…
Hữu Trung
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã