Học tập đạo đức HCM

Rau bẩn từ vườn đến bàn ăn: “VietGAP Là gì vậy?"

Thứ sáu - 09/05/2014 00:04
"Đến vườn nhà tôi hay mấy hộ bên cạnh cũng trồng rau như “ướp” phân thuốc, vậy mà còn có giấy chứng nhận VietGAP. Mà có giấy chứng nhận VietGAP đấy nhưng chẳng để làm gì vì ra chợ rau nào cũng như nhau hết, miễn sao hàng đẹp là ăn tiền".
Các loại rau phải "ăn" thuốc để có vẻ ngoài đẹp đẽ. Bởi lẽ, dù rau trồng VietGAP hay không VietGAP thì khi ra chợ, cứ đẹp mã mới bán được hàng.

Tiếp tục những ngày thâm nhập thực tế vào khu “đại bản doanh rau bẩn” trên địa bàn huyện Củ Chi (TPHCM), chúng tôi theo chân anh N dẫn đi gặp các hộ dân trồng rau trong Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Trung (ấp Đình, xã Tân Phú Trung) để ghi nhận thực tế mới thấy rõ “bí quyết” nghề trồng rau…

“VietGAP Là gì vậy?"

Gặp chúng tôi, bà M, có vườn rau được xem là điển hình nhất trong Liên tổ rau an toàn Tân Trung, khi vừa nghe đề cập đến việc tìm hiểu quy trình trồng rau VietGAP thì bà lắc đầu từ chối: 

“Chú cứ đi hỏi ông Hoàng, chủ nhiệm Liên tổ rau, nếu đồng ý quay lại đây chúng tôi mới dám nói. Vì mấy lần ổng cầm tờ báo xuống tận vườn của từng xã viên mắng xối xả rồi đe sẽ cắt thu mua rau hàng ngày khiến ai cũng sợ. Hơn nữa, bữa trước tôi cũng vừa cho một người quen trồng rau “mượn” giấy VietGAP về để có đoàn quay phim chụp ảnh gì đó, đến nay tôi đã kịp lấy về đâu!”. 

Thực tế quan sát vườn rau VietGAP nhà bà M, mặc dù cũng được quy hoạch bài bản nhưng mùi hôi của phân, thuốc vẫn nồng nặc như vừa phun xong.

Tiếp đó chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Trọng B, một trong những người dân tham gia đầu tiên trong Liên tổ sản xuất RAT Tân Trung. Ông B tâm sự: “Các hộ dân chúng tôi đang bí đầu ra quá, mang tiếng trồng rau bán cho HTX vậy nhưng mỗi ngày họ chỉ mua được khoảng chục ký rau thì ăn thua gì. Do vậy, đa số các hộ xã viên đành phải tự tìm hướng khác tiêu thụ rau chứ để chết héo trong vườn sao được”.

Theo ông B, vườn rau của gia đình ông có diện tích 1.500 m2, trồng các loại rau dền, mồng tơi, rau đay…Tôi hỏi: “Thế gia đình ông trồng rau cho HTX chắc phải trồng theo quy trình VietGAP chứ?”. 

Ông B lắc đầu: “Tôi trồng rau cả hơn chục năm nay nhưng có biết quy trình VietGAP là gì đâu. Mà VietGAP là gì vậy?”. Thi thoảng ông B chỉ nghe có cuộc họp tổ rau trên xã nhưng mải làm vườn nên ông cũng chẳng có thời gian đi.

Tương tự, gần đấy là vườn rau 1.000 m2 của hộ ông Phạm Hồng M đang vào đợt thu hoạch, nhưng để rau già trổ bông héo rũ chẳng thấy ai đoái hoài. Ông M rầu rĩ: “Cả vườn rau dền, tía tô gần 1.000 m2 này mất công tôi đầu tư phân thuốc, chăm sóc hàng ngày, ấy thế mà đến kỳ thu hoạch HTX chỉ lấy khoảng 5 kg/ngày thì hỏi VietGAP hay không có nghĩa lý gì”.

Để chứng minh, ông M chỉ cho chúng tôi xem vô số những vườn rau của các hộ dân trong HTX cũng đang vào đợt thu hoạch nhưng chẳng có đầu ra khiến có hộ tiếc rẻ đã phải cắt về cho heo, bò nhà và hàng xóm cùng ăn! Theo anh N (người dẫn PV đi xem thực tế các vườn rau trên địa bàn xã Tân Phú Trung): “Mang tiếng là vườn rau VietGAP trồng cho HTX nhưng về độ đẹp của hàng rau ở đây chỉ bằng 1/10 vườn rau nhà mình trồng không VietGAP nên bị “tắc” đầu ra, không bán được là phải rồi”.

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, N lúc này mới mạnh dạn thú thật: “Đến vườn nhà tôi hay mấy hộ bên cạnh cũng trồng rau như “ướp” phân thuốc, vậy mà còn có giấy chứng nhận VietGAP. Mà có giấy chứng nhận VietGAP đấy nhưng chẳng để làm gì vì ra chợ rau nào cũng như nhau hết, miễn sao hàng đẹp là ăn tiền”.
Theo lời anh N kể, thấy vườn rau nhà anh đẹp nên thỉnh thoảng lại có đoàn dẫn khách đến tham quan, quay phim, chụp ảnh chán rồi về. Thậm chí có cả nhóm sinh viên đến xin phỏng vấn, ghi chép số liệu về làm luận án thực tập, khiến anh cũng thấy ái ngại vì thực chất vườn rau “VietGAP” nhà anh không sạch như mọi người nghĩ.

Có lần N nói vui với họ rằng: “Các anh chị hãy đi chọn mô hình rau nào sạch thật mà hỏi, chứ ghi chép số liệu thực tế ở vườn nhà tôi thì chỉ có mà… rớt hết!”.
                                                                                                                             Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại880,978
  • Tổng lượt truy cập92,054,707
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây