Học tập đạo đức HCM

Sản xuất lúa vụ 3: Tiến thoái lưỡng nan

Thứ hai - 22/09/2014 05:42
Chính phủ đã quyết định giảm 112.000ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác. Trong khi đó, Cục Trồng trọt lại khuyến khích nông dân ĐBSCL tăng diện tích lúa thu đông (lúa vụ 3). Nhưng làm lúa vụ 3 luôn tạo ra nhiều dư luận trái chiều…
 

Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa chạy lũ. 


Biết khó nhưng vẫn làm

Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng việc khai thác triệt để làm lúa vụ 3 sẽ kéo theo nhiều hệ lụy: đất bạc màu, hệ sinh thái đa dạng bị đe dọa khi làm giảm nguồn lợi về thủy sản. Mới đây, Cục Trồng trọt lại khuyến khích tăng diện tích lúa vụ 3 trong năm nay. Theo Cục Trồng trọt, diện tích gieo sạ vụ lúa vụ 3 ở ĐBSCL vượt qua ngưỡng 800.000ha. Trong khi đó hồi trung tuần tháng 3-2014, tại hội nghị, sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo vùng ĐBSCL, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận đồng ý với chủ trương giảm 112.000ha đất trồng lúa ở ĐBSCL. Chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ cho vùng chuyển đổi đất lúa.

Vừa qua, hàng ngàn nông dân ĐBSCL phải khổ sở thu hoạch lúa vụ 3 khi gặp mưa dầm, khiến lúa thiệt hại trên diện rộng. Đây là rủi ro lớn nhất trong sản xuất lúa vụ 3 hiện nay, thường xuyên đối diện với thời tiết mưa dông liên tục, lũ sớm, triều cường chụp đồng. “Cách đây hơn 10 ngày, thương lái đến đặt cọc mua với giá 4.600 đồng/kg. Song, khi lúa bị sập thương lái hạ giá xuống chỉ còn 3.100 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg. Chẳng biết làm sao bây giờ”, lão nông Trần Văn Bảnh ở huyện Vị Thủy Hậu Giang chua chát nói.

Theo ông Bảnh, lúa bị đổ sẽ giảm giá mạnh, kéo theo nông dân phải tốn nhiều chi phí khi thuê nhân công cắt lúa thủ công. Nếu cắt bằng máy gặt đập liên hợp chi phí chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha, cắt tay đến 7 - 8 triệu đồng/ha (gồm tiền cắt, thu gom và suốt lúa). Hình ảnh nông dân lặn hụp thu hoạch lúa trong mưa, dùng cộ trâu gom lúa vụ 3 trong mùa nước nổi hiện nay là “bước thụt lùi” đáng suy nghĩ!

Tại Tiền Giang, bà Lê Thị Yến, Trưởng phòng Kế hoạch - tổng hợp (Sở NN-PTNT) cho biết, hàng năm Tiền Giang xuống giống khoảng trên 30.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện phía Đông của tỉnh. Còn tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười thì không khuyến khích người dân xuống giống, do bị ảnh hưởng của lũ. Tại Long An, theo ông Sở NN-PTNT tỉnh, vụ lúa này Long An xuống giống khoảng 25.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng hạ, như Cần Giộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ. Nay tỉnh quy hoạch sản xuất vụ thu đông thêm 25.000ha ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười, nhưng chủ yếu tập trung ở hai huyện Tân Hưng và Tân Thạnh.


Cần định hướng rõ

Thực tế, Cục Trồng trọt khuyến cáo tăng hay giảm diện tích lúa vụ 3 chỉ là “định hướng kỹ thuật”, quyết định quan trọng vẫn là nông dân làm chủ trên chính mảnh đất của họ. Những năm trước, lúa vụ 3 cũng chỉ được khuyến khích sản xuất ở vùng có đê bao vững chắc. Nhưng nông dân vẫn xuống giống làm tuốt ở vùng chưa có đê bao an toàn. Những nông dân này bị gọi là “xé rào” xuống giống lúa vụ 3 ngoài vùng đê bao an toàn. Và trong số đó, nhiều nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên lãnh đủ khi An Giang xã lũ, nước chụp đồng gây thiệt hại cho nông dân trồng lúa vùng Kiên Giang. Có lúc lãnh đạo hai tỉnh này phải “ngồi lại” để bàn thời điểm xả lũ! Đáng suy nghĩ hơn, trong 3 năm gần đây, một số địa phương liên tục bị vỡ đê ở khu vực sản xuất lúa vụ 3, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Đây là hậu quả nhãn tiền khi thân đê yếu nhưng địa phương vẫn bất chấp để nông dân sản xuất lúa vụ 3.

Tại các tỉnh có diện tích nằm trong vùng thường xuyên ngập lũ như An Giang, Đồng Tháp, Long An, nguy cơ sạt lở đê bao gây thiệt hại lớn… nên địa phương cũng đã khuyến cáo: Nơi nào an toàn thì làm lúa vụ 3, còn không phải chuyển đổi canh tác theo hướng khác, vừa đảm bảo sản xuất cho người dân cũng để cho đất có thời gian nghỉ ngơi.    

Một chuyên gia nước ngoài khuyến cáo vựa lúa ĐBSCL nên nhìn nhận lại quá trình sản xuất lúa, gạo trong hai thập niên qua ai thắng, ai thua và những được mất của tài nguyên môi trường. Dễ thấy nhất tác hại của việc làm lúa vụ 3 là nguồn tài nguyên thủy sản cạn kiệt. Khi lượng cá tự nhiên cạn dần sẽ tác động đến sinh kế của nhiều người sống bằng nghề khai thác thủy sản. “Làm lúa 3 vụ, có lợi trước mắt, sau đó có hại. Nói chung là chúng ta “tự nguyện” uống thuốc độc để chết từ từ”, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ví von một cách chua xót cho hệ lụy của việc sản xuất lúa vụ 3 gắn với tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân hiện nay. Đó là “thông điệp” đáng suy nghĩ - gởi gắm cho những người “chủ trương” tăng diện tích lúa vụ 3!

Theo SGGP
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay23,217
  • Tháng hiện tại266,973
  • Tổng lượt truy cập90,330,366
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây