Từ câu chuyện DN FDI…
Còn nhớ, trong mùa càphê năm 2011, khi giá cáphê lên cao kỷ lục, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cường mua nguyên liệu ở khu vực Tây Nguyên. Chỉ trong một thời gian ngắn, 6 DN FDI đóng tại Đắk Lắk và Lâm Đồng đã mua gom tới hơn 60% sản lượng càphê. Lúc này, đại diện các DN xuất khẩu (XK) càphê trong nước, Hiệp hội Càphê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) đã có văn bản kiến nghị với chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ hoạt động thu mua nguyên liệu của các DN nước ngoài. Trong đó, Vicofa cho rằng, việc các DN nước ngoài tổ chức đại lý (ĐL) thu mua càphê trực tiếp trong dân là vi phạm Thông tư số 09/2007/TT-BTM do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành. Theo thông tư này, DN FDI không được phép lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu mà chỉ có thể mua hàng thông qua cơ sở kinh doanh của thương nhân người Việt có tư cách pháp nhân.
Vicofa nhấn mạnh, việc các DN nước ngoài lập ĐL thu mua càphê trực tiếp trong dân là thiếu công bằng, vì họ chỉ “nhảy dù vào vùng nguyên liệu” chứ không đầu tư, hỗ trợ gì cho người dân trong việc trồng và chăm sóc vườn cây. Nếu không xử lý kịp thời thì ngành càphê sẽ bị DN ngoại thâu tóm vì tiềm lực tài chính của họ mạnh, sẽ đè bẹp DN XK trong nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc tăng cường mua gom nguyên liệu của DN FDI không hoàn toàn chỉ có tác động tiêu cực như ý kiến của Vicofa. Bởi hồi cuối năm 2010 đầu năm 2011, khi DN FDI mở rộng thu mua càphê, giá mặt hàng này nhanh chóng tăng lên 35.000 - 37.000 đồng/kg (trước đó chỉ khoảng 27.000 - 29.000 đồng/kg). Các ĐL tư nhân tranh thủ mua gom hàng hoá trong dân với giá cao để bán cho DN nước ngoài, khiến thị trường càphê trở nên sôi động và cạnh tranh mạnh mẽ, hầu hết người dân đều đồng tình, phấn khởi vì họ vừa được các ĐL chốt giá mua cao hơn các năm trước, vừa được thanh toán nhanh chóng.
Như vậy, có thể thấy việc DN FDI đẩy mạnh tham gia thu mua càphê thông qua các ĐL là một hoạt động tích cực đối với thị trường càphê trong nước. Vấn đề ở đây là ai đầu tư nguyên liệu thì người ấy được ưu tiên mua.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), hiện cả nước có khoảng 570.000ha càphê, trong đó chỉ có khoảng 10-15% diện tích thuộc nông trường quốc doanh hoặc DN Trung ương và địa phương, còn lại 85-90% thuộc hộ nông dân, chủ trang trại. Tại Đắk Lắk, nơi trồng nhiều càphê nhất Việt Nam với gần 200.000ha, thì cũng chỉ có 15% diện tích nằm trong vùng nguyên liệu của DN, số còn lại là của hơn 189.500 nông hộ.
Điều này cho thấy, việc Vicofa vin vào lý do “không đầu tư cho vùng nguyên liệu” để hạn chế DN FDI đẩy mạnh thu mua càphê chỉ là một cách nói nhằm giảm áp lực tranh mua của các DN trong nước, chứ không phải là tính cho lợi ích của nông dân. Chưa kể vài năm gần đây, một số DN FDI như Nestlé, Dakman… đã bắt đầu chú trọng liên kết với bà con để trồng hàng trăm ngàn hecta càphê theo tiêu chuẩn sạch. Nếu không cho phép họ thu mua càphê trực tiếp từ trong dân thì sự thiếu công bằng thực tế lại nghiêng về phía nông dân và DN ngoại.
Quá trình tái canh càphê đang thiếu sự liên kết giữa DN và nông dân. |
Minh Tuấn (kinhtenongthon.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã