Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu nông nghiệp: Bài học từ Israel - Bài cuối

Thứ tư - 05/08/2015 21:56
Cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ về kim ngạch thương mại song phương, Việt Nam và Israel đã tiến hành trao đổi nhiều đoàn cấp cao và chuyên viên nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bà Einat Halevy - Levin, cán bộ phát triển kinh doanh cao cấp thuộc Đại sứ quán Israel tại Việt Nam, cho biết hiện nay Israel đang có các dự án hỗ trợ cho nông dân Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại các tỉnh như Cần Thơ, Lâm Đồng... về áp dụng công nghệ trong nông nghiệp. Phía Israel cũng mong muốn đi thực tế tới các vùng nông thôn, vùng nghèo khó để hướng dẫn nông dân canh tác hiệu quả hơn. Ngoài ra, Israel cũng tổ chức các khóa học đặc biệt cho phụ nữ làm nông, cũng như hỗ trợ về công nghệ góp phần cải thiện đời sống người nông dân.

Vùng trồng chà là ở gần Biển Chết của Israel. Ảnh: LDT


Theo đánh giá của bà Halevy - Levin, nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển rõ rệt trong những năm gần đây, nhiều phương pháp canh tác mới đã được đưa vào áp dụng. Bà khẳng định, nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển do lợi thế sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên trời phú, diện tích nông nghiệp lớn, chất lượng đất canh tác cao và nguồn nước dồi dào. Bà Halevy - Levin cho rằng Việt Nam cần phải tránh tình trạng lãng phí nguồn nước, từng bước đưa vào áp dụng các hệ thống tưới tiêu kiểu mới, xử lý tái chế nước thải làm nước tưới để giúp nông dân tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng nông sản và nếu làm được điều này thì thu nhập của người nông dân sẽ được cải thiện đáng kể. Đây cũng chính là mục tiêu mà Israel mong muốn giúp đỡ Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo và hợp tác. 

Mới đây, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban, dẫn đầu đã đến Israel nhằm nghiên cứu thể chế, chính sách phát triển khoa học công nghệ cũng như tìm hiểu những mô hình phát triển kinh tế, nhất là việc ứng dụng các sáng kiến công nghệ hiện đại, phương thức sản xuất và quản trị nguồn nước vào sản xuất nông nghiệp. 

Sự thành công của Israel hiện nay là nhờ chủ trương thay đổi cơ cấu nền nông nghiệp từ cách đây hơn 2 thập niên. Ảnh: LDT


Tại các cuộc gặp với lãnh đạo các Bộ Kinh tế và Bộ NN&PTNT của Israel, hai bên đều khẳng định tiềm năng hợp tác rất lớn dựa trên mối quan hệ bổ trợ cho nhau, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cụ thể. Việt Nam cung cấp cho Israel nhiều nguyên vật liệu, như các mặt hàng nông, lâm, thổ sản và sản phẩm dệt may. Trong khi Israel có thể cung cấp các sản phẩm công nghệ cao và hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Việc kết hợp nguồn vốn và tài nguyên của Việt Nam với công nghệ và quản trị tiên tiến của Israel được đánh giá là rất khả thi.

Tại buổi tiếp đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng NN&PTNT Israel Uri Ariel đã đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực đồng thời khẳng định nhu cầu hợp tác và nghiên cứu về nông nghiệp giữa hai nước. Ông cũng đề xuất phía Việt Nam cử một đoàn chuyên gia sang Israel để tìm hiểu khả năng nghiên cứu hợp tác về nông nghiệp và bày tỏ mong muốn hai bên ký hiệp định hợp tác trong lĩnh vực này. 

Trả lời phóng viên TTXVN tại Israel, Bộ trưởng Ariel cho biết: "Hai bên đã sẵn sàng để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong thời gian tới. Trước hết, chúng tôi mong muốn sẽ mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa hai bên. Hai là thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Israel, xem đây là một trong những nội dung quan trọng trong quan hệ giữa hai nước".

Hai năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã áp dụng các công nghệ của Israel, như TH Truemilk (bò sữa), tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mía đường). Việc hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, qui trình sản xuất và quản trị tiên tiến của Israel không những có thể tạo sức bật cho nền nông nghiệp Việt Nam mà còn mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư của hai nước. Ông Ram Lisaey, chuyên gia nông nghiệp Israel, chia sẻ: “Bí quyết công nghệ của chúng tôi chính là sự kết hợp giữa con người, công nghệ và kiến thức nông nghiệp. Khi có sự kết hợp như vậy tại đất nước với những người dân có đầu óc sáng tạo như ở Việt Nam, chúng ta có thể làm được rất nhiều thứ".
Bùi Hoàn - Hồng Hạnh
theo baotintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại834,432
  • Tổng lượt truy cập92,008,161
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây