Học tập đạo đức HCM

“Tận diệt” chim trời

Thứ hai - 08/10/2012 03:54
Khi lúa đến kỳ thu hoạch, gió heo may ùa về cũng là thời điểm trên khắp các cánh đồng của xứ Thanh, đâu đâu cũng thấy lưới giăng để bẫy chim. Những con chim xấu số không may sa lưới đều bị đưa lên bàn nhậu.

Bán rong chim trời trên phố.

Sự lạnh lùng, thờ ơ của con người đang ngày càng khiến nhiều loài chim trời đứng trước nguy cơ... vào sách đỏ.

“Tiễn” chim về trời

Đã hơn 1 tháng nay, cứ vào buổi sáng sớm hay chiều muộn, trên nhiều tuyến đường của TP.Thanh Hoá xuất hiện nhiều điểm bán “đặc sản” chim trời. Nhiều loài chim như cò, diệc, gà đồng, ngói… được bày bán tràn lan, chim đang sống hay thịt sẵn đều có để chiều lòng thực khách.

Tiếng một người đàn bà bán chim sang sảng: “Mua chim đi, cò 25.000 đồng, gà đồng 30.000 đồng. Rẻ hơn thịt lợn, không mua nhanh là hết”. Lân la hỏi chuyện, tôi mới biết người phụ nữ này mua lại số chim trên của một số người đánh bẫy ở hai huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá, ngày nào bà cũng chở 2 xe đầy chim lên thành phố bán.

Lần theo địa chỉ người phụ nữ giới thiệu, chúng tôi tìm về xã Quảng Vinh (Quảng Xương) để được tận mắt chứng kiến cảnh tận diệt chim trời. Qua khu công nghiệp Lễ Môn một đoạn, hướng mắt về phía những cánh đồng vừa gặt xong, chúng tôi choáng váng trước cảnh một cánh đồng mênh mông trắng lưới. Lều lán mọc lên khắp nơi, những con chim mồi thi thoảng lại cất lên tiếng kêu ai oán, rồi tung cánh bay trong vô vọng.

Ông Minh (quê ở xã Quảng Hùng), một tay săn chim có thâm niên hơn 10 năm, cho biết: “Đây là thời điểm chim về nhiều, vừa rồi mưa lớn lại có gió lạnh nên có ngày tôi bẫy được cả trăm con, kiếm được hơn trăm nghìn đồng. Vào mùa này không chỉ người dân xã tôi mà dân xã khác cũng chọn nghề này để kiếm cơm, chim trời nhiều vô kể, mình không bắt thì người khác cũng bắt”.

Đồ nghề của giới chuyên bẫy chim gồm có lưới, nhựa, chim mồi. Đặc biệt, để dụ được chim trời sa lưới, cánh săn chim chuyên nghiệp còn dùng băng đĩa thu âm thanh của chúng rồi đem rải khắp cánh đồng để gọi bầy. “Chim thường đi theo bầy, vì thế khi thấy chúng đang bay lượn trên cao, âm thanh tiếng chim được mở to, đồng thời giật dây cho chim mồi tung cánh. Ở trên cao đàn chim tưởng đồng loại gọi nên sà xuống, thế là dính bẫy”, ông Minh cho biết thêm.

 

Bẫy giăng trắng đồng.


Từ Quảng Vinh, chúng tôi ghé qua một số xã Quảng Giao, Quảng Hùng, Quảng Hải…, đi đến đâu cũng thấy lưới giăng trắng đồng, nhìn xa cứ tưởng làng nghề nào đó đang phơi lụa. Cả cánh đồng mênh mông, tính sơ sơ cũng có hàng trăm giàn lưới.

 

Ông Lê Văn Hải, người chuyên bẫy chim ở xã Quảng Giao tay lăm lăm khẩu súng, sẵn sàng nhả đạn vào những chú chim may mắn thoát ra khỏi giàn lưới, cho biết: “Ở quê tôi có đến cả trăm người đi bẫy chim, nếu tính cả vùng này thì không đếm xuể. Mùa săn chim thường bắt đầu từ tháng 9 cho đến hết tháng 11. Chim năm nay ít hơn mọi năm nên bắt được con nào là lái buôn lại lấy hết để cung ứng cho nhà hàng”.

Điều lạ là ở những xã ven biển của huyện Quảng Xương này, việc bẫy chim được xem như nghề truyền thống, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa gặt rộ là người dân lại kéo nhau ra đồng giăng lưới, và dường như chính quyền địa phương cũng không mấy quan tâm đến việc chim rừng bị “tàn sát” vô tội vạ.

Chính quyền chưa vào cuộc?

Khi được hỏi, tại sao không cấm người dân bẫy chim trời, một vị lãnh đạo xã cho biết: “Việc bẫy bắt chim trời có từ lâu, chúng tôi không cấm. Địa phương cũng không nhận được công văn, chỉ đạo nào của cấp trên ngăn cấm việc săn bắt chim trời cả”.

Phải chăng chính động thái không quyết liệt vào cuộc của chính quyền địa phương đã tạo ra hệ luỵ đáng buồn của tình trạng trên. Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Chiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP.Thanh Hoá cho hay: “Thời gian gần đây, chúng tôi vẫn biết có tình trạng buôn bán chim trời trên địa bàn thành phố, Hạt cũng cử anh em xuống đấu mối với các phường để xử lý. Tuy nhiên, cái khó của chúng tôi là chim thường được chuyển từ các vùng khác về, nên bắt, cấm chỗ này thì họ lại bán nơi khác và tìm mọi cách đưa vào thành phố”.

“Để chấm dứt tình trạng trên, cần phải có sự vào cuộc của các ngành, các cấp, việc này không chỉ của riêng ngành kiểm lâm mà cần sự vào cuộc mạnh tay hơn nữa của chính quyền cấp xã. Có làm được như thế thì may ra việc tàn sát, buôn bán chim trời mới có thể được ngăn chặn.

Thiết nghĩ, trước tình trạng “tận diệt” chim trời đang diễn ra khắp nơi, hơn lúc nào hết các ngành chức năng sớm cần vào cuộc.

Nguyễn Thanh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay35,350
  • Tháng hiện tại943,440
  • Tổng lượt truy cập92,117,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây