Học tập đạo đức HCM

Thận trọng khi chuyển đổi lượng lớn đất nông nghiệp

Thứ tư - 11/07/2012 21:48
Sáng 11-7, HĐND TP Hà Nội đã thảo luận tại hội trường để thông qua hai nghị quyết về chương trình phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất. Tuy cả hai Nghị quyết này đã được thông qua nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, lo ngại.

Hỗ trợ doanh nghiệp cần thiết thực, cụ thể

Hiện thị trường bất động sản ảm đạm, đấu giá đất, thu thuế đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiếu nguồn thu ảnh hưởng lớn đến nguồn thu để xây dựng chương trình nông thôn mới. Về việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất khó khăn, đại biểu Nguyễn Đình Dương (Từ Liêm) cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) nên bằng các giải pháp mạnh mẽ, tác động làm tăng tổng cầu của xã hội, vì đây là nguyên nhân làm cho kinh tế sáu tháng không đạt mục tiêu tăng trưởng. Đặc biệt phải tăng cường cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Ngoài ra TP cần phải quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vì “phi nông bất ổn”.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Sửu (Thanh Xuân), trong bối cảnh DN khó khăn, dịch bệnh liên tiếp, không hỗ trợ cho DN cũng không được. Dù vậy, cho vay thế nào, ngân hàng cũng phải tính toán kỹ, không thể cho DN vay sản xuất hàng rồi lại để hàng tồn kho, đấy là bài toán mà thực tế DN giải rất kém. DN phải đề ra các phương án kinh doanh khả thi, tuyệt đối không để tình trạng vay vốn rồi sản xuất hàng rồi không bán được.

“Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN chưa trúng, chưa đúng bởi tất cả các yếu tố đầu vào của chúng ta là rất cao.”, đại biểu Lê Văn Thành (Thanh Xuân) nói. Đồng quan điểm đó, đại biểu Nguyễn Thị Như Mai (Tây Hồ) DN muốn bán được hàng thì giá thành phải phù hợp sức mua thị trường. Hiện nay, sức mua hạn chế nhưng chi phí đầu vào không giảm, làm sao DN bán được hàng. Do vậy, TP cần tập trung tháo gỡ lãi suất cho DN. Theo bà Mai, điều trăn trở của DN là làm thế nào để giảm chi phí đầu vào, để cho ra đời những sản phẩm giá thành hợp lý. Ngay chuyện để giá điện tăng 5% dẫn tới tăng chi phí đầu vào 5% trong thời điểm, DN đang chồng chất khó khăn thế này là bất hợp lý.

TP rất quan tâm vấn đề giải phóng lượng hàng tồn kho trên địa bàn, đó là dành 30 tỷ tín dụng cho DN. Dù vậy, cần xem xét hỗ trợ DN để giải phóng lượng hàng tồn kho tại các DN. TP cần hỗ trợ DN quảng bá, xúc tiến thương mại để giải phóng hàng tồn kho.

“Đâu có cầu, TP giúp DN mang hàng đến đó bán chứ không riêng trên địa bàn HN”- đại biểu Mai nói.

Dồn ngân sách trả đất dịch vụ cho dân

Về Nghị quyết Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2011-2015), nhiều đại biểu lo ngại về vấn đề an ninh lương thực cũng như các vấn đề dễ phát sinh tiêu cực, vi phạm, khiếu kiện.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam (Hai Bà Trưng) đề nghị TP hết sức thận trọng khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp vì điều đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực cũng như sự phát triển của thành phố. TP nên lấy đất các vùng bán sơn địa, không có khá năng tái tạo chứ không nên lấy đất tốt.

Ông Nam chỉ ra thực trạng hiện nay, viêc phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp nhiều nơi còn chạy theo thành tích và lợi ích của một nhóm nào đấy, lấy đất rất tốt, năng suất cao để làm… “việc không trồng lúa”.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyến (Chương Mỹ), vấn đề tồn tại quản lý đất đai ở các công nông trường, trạm trại hiện nay còn kém, trong khi đây là vấn đề rất dễ phát sinh tiêu cực.

Theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp (khu công nghiệp, trung tâm thương mại, đất ở..) là rất lớn, vì thế cần có phương án khả thi hơn khi lấy đi gần 42.000 ha. “Tôi không thấy chỉ tiêu phân bố đất giãn dân ở khu vực ngoại thành trong khi nhu cầu này trên thực tế là rất lớn. Khi không có chỉ tiêu phân bố thì chính quyền đia phương không thể thực hiện được. Hệ lụy khi khó khăn về đất ở dẫn đến việc lấn chiếm đất công, người dân vi phạm, cán bộ vi phạm”, bà Quyến nói.

Tại buổi thảo luận, một số đại biểu cho rằng, trong quy hoạch thiếu đất cho điểm công nghiệp, làng nghề, chưa tuân theo chủ trương phát triển nông thôn mới hoặc số liệu chưa trùng khớp với quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đại biểu Nguyễn Xuân Diên (Ứng Hòa) cho rằng, cần phải tính chi phí đền bù diện tích đất trồng lúa nước cho hợp lý và dài hơi chứ không thể lấy mức 162.000 đồng như hiện nay làm mức chung, cố định khi mà hàng năm đều có bảng giá đất mới do UBND TP quyết.

Trả lời các băn khoăn của đại biểu, ông Vũ Hồng Khanh khẳng định, đất dịch vụ ở nông thôn, UBND TP đang chỉ đạo quyết liệt dồn ngân sách để trả đất dịch vụ cho dân theo đúng luật. Đối với đất nông trường trạm trại TP cũng rất quan tâm vì những hạn chế của công tác quản lý đối với loại đất này là đúng. Nguyên nhân là do sự phối hợp quan lý với các cơ quan chuyên ngành. Thí dụ như Vườn Quốc gia Ba Vì, cả vùng rộng lớn đó là do Bộ NN &PTNT quản lý. TP đang đề xuất giao cho địa phương quản lý.

Trong quá trình quy hoạch sử dụng đất TP sẽ tiếp tục xử lý, chỉnh sửa trước khi báo cáo Thủ tướng phê duyệt. Thành phố cũng tuân thủ theo chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ giao, ngoài ra căn cứ theo cơ sở pháp lý trong quy hoạch chung thủ đô. “Hà Nội luôn có chủ trương, ý thức giữ gìn đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực”, ông Khanh khẳng định.

 

 
HƯƠNG NGUYÊN
Nguôn:nhandan.com.vn
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay14,029
  • Tháng hiện tại423,521
  • Tổng lượt truy cập90,486,914
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây