Học tập đạo đức HCM

Thu nhập tăng nhanh, sống khoẻ nhờ được học nghề làm mì gạo

Thứ hai - 17/09/2018 19:34
Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng bởi các làng nghề làm mì Chũ, mì gạo. Giờ đây, những làng nghề như thế đang được nhân rộng, nhờ mô hình dạy nghề “cầm tay chỉ việc” cho nông dân. Có nghề, nhiều bà con nông dân đã vươn lên làm giàu.

Dạy nghề địa phương có

Thay vì dạy những nghề mới, huyện Tân Yên (Bắc Giang) lựa chọn những nghề là thế mạnh của địa phương để đào tạo cho nông dân. Qua khảo sát, nhiều nông dân cho biết họ thích học nghề cũ vì học xong có thể áp dụng ngay kiến thức vào sản xuất.

 thu nhap tang nhanh, song khoe nho duoc hoc nghe lam mi gao hinh anh 1

Sản xuất mì gạo đang được đưa vào dạy nghề cho nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang). Ảnh: Nguyệt Tạ

Làng nghề làm mì gạo ở làng Châu Sơn mỗi ngày cung cấp cho thị trường hơn 10 tấn mì. Số nhân công làm thuê từ 3 – 5 người/lò. Thu nhập bình quân của người lao động làm thuê nơi đây từ 3 – 5 triệu đồng/tháng/người. Riêng các hộ sản xuất kinh doanh gia đình thì mỗi năm thu được từ 200 – 300 triệu đồng. Theo tính toán của UBND xã Ngọc Châu doanh thu hàng năm từ nghề làm mì ở Châu Sơn đạt 37 tỷ đồng.

Cuối tháng 4.2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Yên tổ chức khai giảng lớp dạy nghề sản xuất mỳ gạo cho 60 lao động tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên. Khóa học nghề diễn ra trong thời gian 2 tháng và đã kết thúc vào tháng 6.2018.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương) cho biết Kinh phí tổ chức lớp học là 75 triệu đồng, được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công tỉnh năm 2018.

“Thông qua khóa học, học viên đã nắm vững những kỹ năng cơ bản và sản xuất ra những sản phẩm mì gạo đáp ứng yêu cầu thị trường. Sau học nghề, nhiều lao động đã tạo được việc làm bền vững tại chỗ và nâng cao thu nhập, góp phần duy trì, phát triển làng nghề sản xuất mì gạo Châu Sơn” – ông Dũng nói.

Chị Nguyễn Thị Na, thôn Châu Sơn (Ngọc Châu, Tân Yên, Bắc Giang) cho biết: “Mặc dù trước đây tôi đã từng biết đến nghề làm mì gạo qua các cơ sở sản xuất, thấy hàng xóm sản xuất rồi nhưng không nắm được quy trình nên tôi chỉ đi làm thuê. Sau học nghề sản xuất mì gạo, tôi đã tự tin bàn với chồng mua máy về tự sản xuất mì gạo”.

Sau 2 tháng, chị Na đã nắm vững khâu chọn lựa gạo, pha chế nguyên liệu. Thêm vào đó chị đã sử dụng thành thạo và biết sửa chữa những sự cố máy thông thường trong quá trình sản xuất. Hiện, vợ chồng chị đã có công việc ổn định. Bình quân, mỗi tháng anh chị cũng thu được khoảng 7 triệu đồng từ làm nghề mì gạo.

Không chỉ chị Na, gần 50 học viên khác sau học nghề cũng đang làm nghề sản xuất mì gạo tại làng Châu Sơn. Người có vốn thì lập xưởng thuê nhân công làm, người không có vốn thì đi làm thuê. Thu nhập trung bình cũng được 4-5 triệu đồng/tháng. Mỗi hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ có thể sản xuất được 2 tạ mì gạo/ngày. Sản phẩm mì gạo của làng Châu Sơn được cung cấp cho khắp thị trường miền Bắc.

Dạy xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất

Không chỉ dạy nghề, giờ đây nhiều nông dân ở Bắc Giang còn được dạy cách để xản xuất hiệu quả, mang lại năng suất, giá trị sản lượng cao. Mới đây, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với Ban Kinh tế – Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kiến thức về chuỗi giá trị và xây dựng mô hình chuỗi giá trị nông sản hàng hóa cho 50 học viên là chủ hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và các tổ liên kết, hợp tác, các chủ trang trại trên địa bàn huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang.

Trước đó, Hội Nông dân tỉnh cũng đã mở các lớp tập huấn kiến thức về chuỗi giá trị và xây dựng chuỗi giá trị hang hoá cho nông dân ở các huyện Tân Yên, Lạng Giang… Bà Leo Thị Lịch – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang cho biết, thời kỳ hội nhập, nông dân không chỉ cần giỏi kỹ thuật mà còn phải hiểu biết về quản lý, thương hiệu, đặc biệt là tiếp thị sản phẩm.

“Chính bởi lẽ đó, các lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao  năng lực quản lý, quản trị chuỗi giá trị, phát triển thị trường, thương hiệu sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm là việc làm rất cần thiết” – bà Lịch khẳng định.

Qua lớp tập huấn, nhiều nông dân đã được trang bị những kiến thức cơ bản về mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, từ đó áp dụng vào điều kiện thực tiễn sản xuất, góp phần giảm chi phí, nâng cao giá trị của nông sản từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập516
  • Hôm nay74,145
  • Tháng hiện tại810,255
  • Tổng lượt truy cập93,187,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây