Mấy năm gần đây, khi giá cả ngô trên thị trường liên tục xuống đáy, nhiều nông dân ở xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã chuyển diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả có múi và đậu cô ve. Chị Dâng là hộ đầu tiên trong bản Pá Phang 2 trồng đậu cô ve, đời sống kinh tế của gia đình chị đã khá giả hơn so với trước.
Nhờ cách chăm sóc tốt, đậu cô ve của gia đình chị Dâng đã cho quả chất lượng.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, chị Dâng cho hay: “Đậu cô ve có thể đem lại nguồn thu nhập cao, lại ít tốn chi phí chăm sóc. Sau đó, tôi vay tiền người thân, họ hàng mua dây thép về làm giàn đậu cô ve trên 1ha nương rẫy. Tôi mua thêm đường ống, dẫn nước từ khe suối gần nương về để thuận tiện cho việc tưới tiêu. Sau một thời gian ngắn, vườn đậu của gia đình tôi đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên”.
Chị Dâng đóng gói đậu cô ve để bán đổ cho các thương lái ngoài huyện Mộc Châu, (Sơn La)
Do đậu cô ve là loại giống cây trồng rất cần nước để phát triển, nên hàng ngày chị luôn quan tâm đến lượng nước cung cấp cho vườn đầy đủ. Lúc cây đậu chưa ra quả thì chị Dâng bón phân đạm, kaly, khi cây ra hoa kết trái chị bón phân Đầu trâu. Chị không sử dụng đến các loại thuốc chất kích thích, bảo quản hóa học gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, mà vườn đậu cô ve của gia đình chị luôn bán chạy và được với giá cao.
Từ khi chuyển sang trồng đậu cô ve, thu nhập kinh tế của gia đình chị Dâng đã khá giả hơn so với trước.
Đến thời điểm dây đậu leo lên giàn, chị Dâng tiến hành đôn dây đậu bằng cách buộc dây khâu bao tải quanh gốc, cắt tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng phân chuồng và phân hữu cơ, cách làm này giúp cho rễ đậu hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cây sinh trưởng tốt và cho quả nhiều hơn. Lúc dây leo lên giàn, chị Vân điều chỉnh dây phân bố cho đồng đều, lược bỏ những nhánh nhỏ, nhánh sâu bệnh cho giàn được thông thoáng, góp phần tăng đậu quả và quả đạt chất lượng cao nhất.
Chị Dâng vui mừng, khi năm nay 1ha đậu cô ve của gia đình cho trĩu quả.
Chị Dâng biết: “Từ khi tôi trồng đậu cô ve cuộc sống của gia đình đã khấm khá lên hẳn, tôi trả được hết nợ và có chút vốn liếng dành tiết kiệm. Hiện nay, giá của đậu cô ve bán trên các chợ luôn ở mức cao, cách chăm sóc lại nhàn, chi phí đầu tư ít. Mỗi năm tôi trồng được 2 vụ, vụ đầu tiên trồng từ tháng 2 đến tháng 3. Vụ thứ 2 trồng từ tháng 9 đến cuối tháng 10, mỗi vụ cho thu nhập hơn 40 triệu đồng. So với các tỉnh dưới xuôi, tôi thấy đậu cô ve trồng ở trên miền núi bán được với giá cao hơn vì có ít hộ dân trồng loại đậu này. Tôi dự tính năm tới sẽ cải tạo đất nương rẫy, trồng thêm đậu cô ve để kiếm nguồn thu nhập cao hơn nữa.”
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã