Học tập đạo đức HCM

Ðâu rồi hoa lợi hữu cơ? (bài 4)

Thứ ba - 18/09/2018 22:58
Vùng nguyên liệu rau không hóa chất - giấc mơ bao giờ? Qua thâm nhập thực tế, tiếp xúc với các chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân và người sản xuất tâm huyết với định hướng phát triển của nông nghiệp hữu cơ Lâm Ðồng, phóng viên ghi nhận rằng, sản xuất rau không hóa chất là “ngày hôm trước” của sản xuất rau hữu cơ.
Đây là một quá trình canh tác phục hồi dinh dưỡng, tái tạo vi sinh vật cải tạo đất “thuần chất” hữu cơ, xung quanh tạo ra những vùng đệm sinh thái tự nhiên để làm “lá chắn” thanh lọc trong sạch môi trường. 
 
Trang trại rau hữu cơ Jan’S đang trở thành mô hình mẫu chuyển giao kỹ thuật sản xuất đến hơn 10 nông hộ trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt
Trang trại rau hữu cơ Jan’S đang trở thành mô hình mẫu chuyển giao kỹ thuật sản xuất đến hơn 10 nông hộ
trên địa bàn huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt

Từ khởi nghiệp bên luống rau không hóa chất
 
Khi còn ngồi giảng đường Đại học Quy Nhơn khoa Nông lâm năm cuối, sinh viên Trương Thị Mỹ Diên (sinh năm 1995) đã tìm đến Trang trại Tượng Sơn ở vùng phụ cận Đà Lạt để thực tập chuyên ngành phát triển rau hữu cơ. Hoàn thành xong khóa luận và nhận bằng tốt nghiệp ra trường, kỹ sư nông nghiệp Trương Thị Mỹ Diên quyết định chọn một nơi làm duy nhất là trở lại Trang trại Tượng Sơn, mong muốn thể hiện “tay nghề nông nghiệp” khởi động phát triển nguyên liệu rau không hóa chất của mình. 
 
Vừa ghi chép vừa khảo sát “đời sống” rau hữu cơ quốc tế trong Trang trại Jan’S một ngày mưa tháng 8/2018, phóng viên liên tưởng về năm 2030 và những năm dài hạn kế tiếp, vùng rừng núi Ðạ Sar, Lạc Dương nơi này hy vọng tôn tạo thành một trong những vùng nguyên liệu, cảnh quan du lịch nông nghiệp hữu cơ lôi cuốn và hiệu quả của tỉnh Lâm Ðồng. Và lúc ấy như lời của Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen, Trần Thị Thu Trang (41 tuổi) về việc “khôi phục vị giác tự nhiên của người Việt khi thưởng thức rau hữu cơ Lâm Ðồng” chắc sẽ không còn là giấc mơ nữa…
Sau một năm với nhiệt huyết của tuổi trẻ, kỹ sư nông nghiệp Trương Thị Mỹ Diên đã vừa chỉ đạo vừa trực tiếp thực hành sản xuất luân canh thành công hơn 140 loại rau đạt chuẩn hữu cơ thế giới, mang thương hiệu “Tượng Sơn” của miền đất “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Giấc mơ từ sản xuất nguyên liệu rau không hóa chất đến rau thuần chất hữu cơ của kỹ sư Diên đã trở thành hiện thực ở quy mô trang trại. Con đường khởi nghiệp rau hữu cơ phía trước của Diên đang mở ra nhiều cơ hội lớn lao vì đây là sản phẩm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; hơn nữa Diên đang sở hữu nguồn tiềm năng vô cùng dồi dào là tinh thần xung kích của tuổi trẻ. Còn với tuổi trung niên như cử nhân kinh tế tốt nghiệp từ nước ngoài, anh Đặng Thế Giang (sinh năm 1966) thì đã phát hiện khá nhanh, mạnh dạn lựa chọn môi trường khí hậu ôn hòa, sinh thái ổn định để đầu tư nguồn vốn lớn, thuê chuyên gia tư vấn khoa học kỹ thuật rút ngắn thời gian thực hành từ sản xuất nông nghiệp không hóa chất đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, từ đó đúc kết quy trình, chuyển giao mô hình trực tiếp cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Lạc Dương. 
 
Chuyện kể bắt đầu từ năm 2015, cử nhân kinh tế Đặng Thế Giang bước vào ngưỡng tuổi 50 làm việc ở một doanh nghiệp thương mại lớn của nước ngoài từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt tìm cơ hội đầu tư nông nghiệp hữu cơ. Anh Giang đến vùng Đạ Đum, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương và nắm lấy cơ hội tiếp cận với vùng sinh thái rừng phủ xanh đạt tỷ lệ khá cao nơi đây. Được sự hợp tác của các chuyên gia nông nghiệp hữu cơ đến từ Nhật Bản, nhà đầu tư Đặng Thế Giang triển khai sản xuất đồng loạt dự án gần 3ha trang trại hữu cơ nằm trên Tỉnh lộ 723 nối phố hoa Đà Lạt với phố biển Nha Trang. Tên thành lập ban đầu là Trang trại Hữu cơ Huyền Thoại, đến nay đổi tên thành Công ty TNHH Jan’S. “Mục tiêu đầu tư sản xuất nguyên liệu rau hữu cơ của Công ty TNHH Jan’S là luôn phải khám phá cách học hỏi, áp dụng từ môi trường sống của thiên nhiên với hệ thực vật đa dạng, phong phú cùng tác động, bổ sung chức năng lẫn nhau sinh trưởng và phát triển bền vững…”, nhà đầu tư Đặng Thế Giang nhấn mạnh. 
 
Ðến khởi động một vùng nguyên liệu rau hữu cơ  
 
Thực tế, chỉ sau một năm đầu đi vào sản xuất hàng chục loại rau hữu cơ với các quy trình nghiêm ngặt về nguồn giống, nguồn nước, phân bón và kỹ thuật canh tác của thế giới, trang trại với diện tích gần 3 ha của nhà đầu tư Đặng Thế Giang vừa nêu chiếm 50% diện tích nhà kính và 50% diện tích ngoài trời được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ lần thứ 1 vào năm 2016. Với thời hạn 1 năm, đến tháng 8/2018, trang trại rau của Công ty TNHH Jan’S đã được kiểm định, đánh giá đạt yêu cầu cấp thêm 2 lần chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của châu Âu và Canada. Và vào tháng 10/2018 sắp tới, Công ty TNHH Jan’S tiếp tục hoàn thành thủ tục để cấp chứng nhận hữu cơ lần thứ 4 cũng thuộc tiêu chuẩn của Mỹ.   
 
Gần cuối tháng 8/2018, phóng viên đến trang trại của Công ty TNHH Jan’S ở xã Đạ Sar, Lạc Dương - trang trại thứ 4 còn lại của tỉnh Lâm Đồng được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn rau hữu cơ quốc tế. Thời điểm này, mỗi tuần Jan’S thu hoạch, chế biến khoảng hơn 3 tấn nông sản hữu cơ phân phối hơn 85% sản lượng đến các đại lý 3 miền Bắc, Trung, Nam trong nước; 15% sản lượng còn lại xuất khẩu sang nước Đức và Nhật. Đặc biệt từ tháng 1/2018 đến nay, Jan’S đã đưa ra thị trường trên dưới 20 sản phẩm chế biến khô từ nguyên liệu rau, củ, quả tươi không hóa chất được sản xuất tại chỗ trang trại và tại 10 hộ nông dân sản xuất liên kết ban đầu khoảng 4 ha trên địa bàn huyện Lạc Dương, trong đó sản phẩm hạt nêm vừa “trình làng” liền được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng, tiêu thụ khá nhanh. Đây là loại hạt nêm rau, củ, quả hữu cơ chế biến với đường thốt nốt, cam kết không sử dụng siêu bột ngọt, không chất bảo quản, không hương liệu nhân tạo, gắn nhãn hiệu có in mã vạch hiển thị đầy đủ thông tin trong một chuỗi giá trị gieo trồng, chăm sóc, chế biến tại Trang trại Jan’S. 
 
Trưng bày sản phẩm chế biến từ rau hữu cơ của Trang trại Jan’S ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt
Trưng bày sản phẩm chế biến từ rau hữu cơ của Trang trại Jan’S ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Ảnh: V.Việt

Phụ trách Trang trại Jan’S, anh Mạc Hùng Vũ (sinh năm 1983) cho biết, tỷ lệ chế biến rau, củ, quả khoảng 20 kg tươi cho ra thành phẩm 1 kg khô, bước đầu thâm nhập thị trường với hàng trăm ký mỗi tháng, tiêu thụ đều đặn theo hợp đồng đặt hàng với đối tác trong nước. Mức phấn đấu theo từng giai đoạn đến năm 2030, Jan’S sẽ đạt công suất chế biến mỗi tháng hàng trăm tấn nguyên liệu rau, củ, quả tươi không hóa chất tại huyện Lạc Dương. Phóng viên hỏi nguồn lực đầu tư như thế nào, vùng nguyên liệu xây dựng ra sao để đạt giấc mơ công suất hết sức khả quan như vậy? Phụ trách Mạc Hùng Vũ thông tin chi tiết: Bắt đầu từ tháng 1/2018, Trang trại rau hữu cơ Jan’S ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương hợp tác với Tập đoàn Orgen (tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, trụ sở tại Hà Nội) triển khai nâng cấp trở thành mô hình chuẩn quốc tế về sản xuất, chế biến thực phẩm hữu cơ. 
 
Theo đó, dự kiến trong hơn 10 năm tới, bên cạnh từ 3 ha mở rộng lên thành 10 ha sản xuất nguyên liệu hữu cơ đạt chuẩn quốc tế của mình, Trang trại Jan’S sẽ xây dựng nhà máy chế biến nông sản không hóa chất khoảng 1 ha cũng tại địa bàn huyện Lạc Dương. Các khu chức năng ở đây gồm: kho bãi, nhà xưởng, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm, khu trưng bày và bán sản phẩm đạt các chứng nhận chất lượng ISO 22000, HACCP và tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Với công nghệ tiên tiến về dây chuyền sấy nhiệt lạnh từ Nhật Bản, Trang trại Jan’S đạt các công suất chế biến cụ thể các sản phẩm không hóa chất mỗi năm như: 800 tấn bột dinh dưỡng; 200 tấn rau, củ, quả sấy khô; 200 tấn hạt nêm rau củ, quả. Đặc biệt quan tâm với nguồn liệu chế biến sản phẩm không hóa chất - không chỉ từ 10 ha của Trang trại Jan’S mà còn xây dựng và phát triển chuỗi liên kết ổn định với 100 hộ dân ở huyện Lạc Dương sản xuất trên tổng diện tích khoảng 200 ha.
 
Vừa ghi chép vừa khảo sát “đời sống” rau hữu cơ quốc tế trong Trang trại Jan’S một ngày mưa tháng 8/2018, phóng viên liên tưởng về năm 2030 và những năm dài hạn kế tiếp, vùng rừng núi Đạ Sar, Lạc Dương nơi này hy vọng tôn tạo thành một trong những vùng nguyên liệu, cảnh quan du lịch nông nghiệp hữu cơ lôi cuốn và hiệu quả của tỉnh Lâm Đồng. Và lúc ấy như lời của Chủ tịch Tập đoàn nông nghiệp hữu cơ Orgen, Trần Thị Thu Trang (41 tuổi) về việc “khôi phục vị giác tự nhiên của người Việt khi thưởng thức rau hữu cơ Lâm Đồng” chắc sẽ không còn là giấc mơ nữa…

Bài 5: Canh tác hữu cơ đại trà - chờ ba mươi năm nữa
Ghi chép VĂN VIỆT/baolamdong.vn
 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay21,337
  • Tháng hiện tại199,904
  • Tổng lượt truy cập90,263,297
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây