Học tập đạo đức HCM

Tiếp tục đổi mới Khuyến nông

Thứ ba - 24/02/2015 22:35
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng Đề án Đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nhân dịp xuân Ất Mùi, ông Phan Huy Thông (ảnh), Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trao đổi với Thủy sản Việt Nam xung quanh vấn đề này.

 

Năm 2014, hoạt động khuyến nông đạt nhiều kết quả; nổi bật là gì, thưa ông?

Năm 2014, phải đối diện nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, rào cản thị trường cùng những biến động trên Biển Đông, tuy nhiên ngành nông nghiệp, đặc biệt thủy sản vẫn thắng lớn. Tổng sản lượng thủy sản 6,3 triệu tấn (tăng 4,4% so năm 2013 và 1,7% so kế hoạch); trong đó khai thác 2,7 triệu tấn (tăng 3,9%), nuôi trồng 3,6 triệu tấn (tăng 4%), riêng tôm nuôi 660.000 tấn (tăng 20,4%).

Để đạt kết quả như vậy, có sự góp phần quan trọng của khuyến nông, khuyến ngư, với nhiều đổi mới trên các lĩnh vực trụ cột: thông tin, tuyên truyền; đào tạo, huấn luyện; xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao; tư vấn, dịch vụ khuyến nông. Tăng tỷ lệ kinh phí đầu tư cho khuyến nông thường xuyên; cải tiến phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ. Kết hợp chặt giữa nội dung khoa học kỹ thuật với nội dung kinh tế.

 

Theo ông, việc triển khai khuyến nông còn hạn chế, khó khăn gì?

Khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn cho khuyến nông còn thấp. Việt Nam có hơn 60% dân số và hơn 50% lao động nông nghiệp, nhưng chưa có quy định chung về mức đầu tư ngân sách cho hoạt động khuyến nông nên kinh phí khuyến nông hằng năm thấp và không ổn định. Năm 2014, kinh phí khuyến nông khoảng 600 tỷ đồng, bình quân 60.000 đồng/hộ (tương đương 2,5 USD/hộ); trong khi Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ 15 - 30 USD/hộ.

Mặt khác, chưa có cơ chế phối hợp nguồn lực giữa trung ương và địa phương nên có nội dung đầu tư trùng lặp, nhiều địa phương khó khăn về thu ngân sách; kinh phí khuyến nông thấp, nhất là tỉnh miền núi, thuần nông. Chưa có chính sách mang tính đột phá đẩy mạnh thu hút nguồn lực các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đầu tư cho khuyến nông.

Khó khăn còn ở phương thức khuyến nông được chuyển từ hoạt động kế hoạch hằng năm sang hoạt động theo chương trình, dự án; nhiều cơ quan, đơn vị, cán bộ khuyến nông còn lúng túng, chưa thích ứng kịp thời sự thay đổi; một số văn bản hướng dẫn chính sách hỗ trợ khuyến nông còn mang tính bình quân, nhỏ lẻ theo quy mô nông hộ, chưa thay đổi phù hợp mục tiêu và nội dung khuyến nông theo khuyến khích liên kết phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng trọng điểm…

Mô hình nuôi cá lồng hồ chứa cho hiệu quả cao gấp 2 - 3 lần so với nuôi trong ao, ruộng - Ảnh: Quốc Minh

 

Đề án Đổi mới công tác khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp (2014 - 2016) tập trung vào thông tin tuyên truyền, đào tạo và nhân rộng mô hình hiệu quả. Ông có thể cho biết hoạt động này được triển khai thế nào?

Năm 2014, thông tin tuyên truyền tập trung vào nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng Nông thôn mới (NTM), với nhiều đổi mới, sáng tạo, hiệu quả cao. Tại Bản tin Thông tin Khuyến nông Việt Nam và websitekhuyennongvn.gov.vn của Trung tâm xây dựng chuyên mục riêng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM.

Bên cạnh hoạt động truyền thống, năm 2014 tăng tài liệu file điện tử, đĩa hình phục vụ đa mục đích, đối tượng; giảm tài liệu in ấn để tiết kiệm kinh phí (như "Thư viện khuyến nông điện tử", "Tập huấn khuyến nông Online"…). Xây dựng "Tủ sách khuyến nông" tại các xã NTM. Tăng cường hội thảo, diễn đàn với chủ đề gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và NTM. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng việc tổ chức các sự kiện khuyến nông. Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng được tăng thời lượng, tần suất. Đặc biệt, Trung tâm  đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất một số chương trình giao lưu đặc sắc gắn với các sự kiện quan trọng, tạo được các "điểm nhấn"  như  Chương trình "Hướng ra biển lớn" nhân dịp Festival Thủy sản Việt Nam 2014; Đồng thời tăng cường các hình thức Tư vấn trực tiếp - hỏi đáp khuyến nông trên sóng phát thanh, truyền hình để nông dân có thể tương tác trực tiếp với các chuyên gia kỹ thuật. 

Hoạt động đào tạo huấn luyện tập trung cho các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, các cây, con chủ lực, bám sát định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất quy mô lớn. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho nông dân chủ chốt các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa trọng điểm phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình có nhiều đổi mới, hiệu quả cao, mở rộng nhanh ra sản xuất, tạo sự chuyển biến, sức lan tỏa nhanh. Do đó, nhiều mô hình có hiệu quả cao, có sức thuyết phục và khả năng lan tỏa tốt như: Dự án sản xuất và sử dụng hạt giống lúa  lai F1 trong nước, Dự án phát triển kỹ thuật canh tác lúa  theo "3 giảm 3 tăng" và SRI, các Dự án cải tạo giống lợ, giống bò bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Riêng lĩnh vực khuyến ngư có 6 dự án chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ nuôi mới theo hướng thâm canh, bền vững, theo VietGAP phục vụ phát triển các đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá lồng, lươn đồng, ngao và khai thác xa bờ…

 

Năm 2015, định hướng chính của Trung tâm là gì, thưa ông?

Năm 2015, với mục tiêu tiếp tục đổi mới công tác khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. Trước hết, Trung tâm sẽ đề xuất với Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chính sách, cơ chế hoạt động khuyến nông cho phù hợp với chủ trương tái cơ cấu và xây dựng NTM, phù hợp với nhu cầu của thực tiến sản xuất hiện nay.

Về nội dung hoạt động, Trung tâm  tập trung nỗ lực để triển khai các dự án khuyến nông Trung ương kịp thời, có hiệu quả, tập  trung vào các  dự án phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tốt; lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tiên tiến và có khả năng tạo sự bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên phạm vi rộng; triển khai thí điểm một số dự án khuyến nông theo cơ chế hợp tác công tư (PPP) đối với sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu của ngành để làm cơ sở phát triển, mở rộng trong những năm tiếp theo.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện khuyến nông theo hướng tiên tiến, chuẩn hóa và thiết thực nhằm vừa nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông từ trung ương đến địa phương; Đồng thời, nâng cao nhận thức và kiến thức cho đội ngũ nông dân chủ chốt ở các vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm phục vụ tích cực các Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. 

>> Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được Bộ NN&PTNT giao chủ trì 26 dự án khuyến nông Trung ương, bao gồm 8 dự án ở lĩnh vực trồng trọt, 6 dự án chăn nuôi, 6 dự án thủy sản, 2 dự án lâm nghiệp, 4 dự án khuyến công.

 

Theo: vtvcantho.vn

 Tags: khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,216,280
  • Tổng lượt truy cập88,571,350
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây