Học tập đạo đức HCM

Tín hiệu tích cực sau dồn điền đổi thửa

Thứ hai - 07/04/2014 22:21
Sau gần 2 năm thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) trong sản xuất nông nghiệp, đến nay, Hà Nội đã có hơn 73.000ha được dồn đổi.
Từ kết quả này, người dân ở các vùng nông thôn đã xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, trang trại, những vùng hoa, cây cảnh, rau quả an toàn… góp phần nâng cao đời sống. Song, bên cạnh những địa phương vào cuộc tích cực, vẫn còn một số ít xã, thôn chưa thực sự quyết liệt trong vấn đề này.
 Hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa
Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm này, đa số các huyện đã chỉ đạo thực hiện xong việc DĐĐT. Chỉ trong gần 2 năm (từ tháng 5/2012 - 2/2014), toàn TP đã DĐĐT được một số lượng diện tích đất nông nghiệp mà hơn 10 năm trước không làm được. Cụ thể, đã DĐĐT được 73.204/76.365ha, bằng 95,86% kế hoạch. Sau DĐĐT, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đều được quy hoạch lại, đào đắp mương máng giao thông nội đồng theo tiêu chuẩn, tiêu chí nông thôn mới. Cơ giới hóa đã và đang được tập thể xã, HTX và các cá nhân đầu tư vào đồng ruộng ở các khâu của quá trình sản xuất: Làm đất, cấy và thu hoạch. Tiêu biểu như các xã thuộc huyện Phú Xuyên và một số xã ở các huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai, Thanh Trì, Gia Lâm, Mê Linh,…
Cơ giới hóa sau dồn điền đổi thửa ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Nam Bắc
Cơ giới hóa sau dồn điền đổi thửa ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức. Ảnh: Nam Bắc
Nếu mỗi hộ gia đình trước đây có từ 7 - 15 ô, thửa, thậm chí 27 - 39 ô, thửa như ở Sóc Sơn, Chương Mỹ..., thì đến nay chỉ còn 1 - 2 ô, thửa. Cá biệt một vài nơi còn 3 ô, thửa/hộ, tạo thuận lợi cho người dân trong tổ chức sản xuất, giảm ngày công, tiết kiệm chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu. Sau DĐĐT, nhiều cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao đã hình thành ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao đã ra đời và hoạt động hiệu quả như mô hình hoa ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh… với giá trị 0,5 - 1,5 tỷ/ha/năm, thậm chí lên tới 2 tỷ/ha/năm. Các mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, chăn nuôi thủy sản trên các địa bàn… đều cho giá trị kinh tế cao. Qua thực hiện công tác DĐĐT, chính quyền địa phương đã đưa vào quỹ đất công diện tích đất sản xuất nông nghiệp dôi dư do phá đi bờ vùng, bờ thửa và thu hồi được những diện tích trước đây đo sai, giao theo Nghị định 64 không đúng. Cụ thể, đến nay, toàn TP đã thu được 1.349ha đưa vào quỹ đất công của các xã. Các con số trên đã phản ánh sự biến đổi tích cực về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP sau DĐĐT. 
Cố gắng hoàn thành  trong năm 2014
Mặc dù DĐĐT là chủ trương đúng, hợp lòng dân, nhưng không phải địa phương nào cũng làm tốt. Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn 3.160ha chiếm 4,14% chưa thực hiện xong, nằm rải rác trên địa bàn 48 xã thuộc 12 huyện. Các huyện còn nhiều là: Quốc Oai (800,16ha, ở 3 xã); Đông Anh (600,58ha, ở 4 xã) và Ứng Hòa (533,9ha, ở 4 xã). Một số địa phương,  vì nhiều lý do khác nhau đã thực hiện chưa tốt công tác DĐĐT, khiến người dân phản ứng, tụ tập khiếu kiện đông người gây mất trật tự an ninh khu vực, thậm chí thành điểm nóng ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn TP.
Theo ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, sở dĩ có tình trạng này là do sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền trong công tác DĐĐT chưa tập trung, quyết liệt, còn ngại khó. Công tác tuyên truyền, vận động ở nhiều nơi chưa tốt khiến người dân chưa thấy được ích lợi lâu dài của DĐĐT. Mặt khác, trình độ nghiệp vụ và tâm huyết của cán bộ ở một số địa phương còn hạn chế, dẫn đến việc triển khai chưa đúng, chưa quyết liệt. Ông Cương cũng cho biết, đa số các xã không DĐĐT được là do không thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở trong việc xây dựng và thông qua phương án DĐĐT, không triển khai thực hiện đúng quy trình DĐĐT theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT... Ở một số ít địa phương, cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thiếu công khai, minh bạch, lồng ghép quyền lợi cá nhân vào quá trình thực hiện DĐĐT như tại xã Viên An (Ứng Hòa); thậm chí có nơi, nội bộ cán bộ, thôn đã lợi dụng DĐĐT để chống phá nhau như ở Cao Viên (Thanh Oai)... 
Ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, DĐĐT là một việc khó, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo và người dân, từ TP xuống cơ sở, nên đến nay, công việc này đã đạt kết quả trên 95%. Sau DĐĐT, các địa phương đã xây dựng các vùng sản xuất tập trung, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình DĐĐT, một số xã chưa thực hiện đúng quy trình, chưa công khai, dân chủ, còn vì lợi ích một vài cá nhân, nên dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện. Về việc này, TP sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp cùng chính quyền các địa phương giải quyết, sao cho thấu tình đạt lý, đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đối với một số diện tích chưa DĐĐT, từ nay đến hết năm 2014 sẽ cố gắng hoàn thành.
Hoàng Quyết
Nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập806
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,677
  • Tổng lượt truy cập93,166,341
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây