Học tập đạo đức HCM

“Tôi yêu cầu thay ngay người không làm được việc”

Thứ năm - 11/09/2014 04:48
“Thực tế nhiều lúc, nhiều nơi không phải do thủ tục mà là do con người. Tôi yêu cầu thay thế ngay những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu công việc”.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 10/9 về cải cách thủ tục hành chính trong thành lập, giải thể doanh nghiệp và thực hiện hoạt động đầu tư. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh “cải cách không phải là bỏ vai trò quản lý Nhà nước, mà là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư, kinh doanh. Cải cách là để hiện thực hóa tư tưởng của Hiến pháp là người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; hiện thực hóa tinh thần Nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước phục vụ”.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Chính phủ đã đề ra từ đầu năm về cải cách thể chế, cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; tập trung rà soát và hoàn thiện thế chế, nhất là các luật, nghị định, thông tư theo hướng kiên quyết bãi bỏ, cắt giảm những thủ tục không cần thiết, không phù hợp, gây khó khăn, chậm trễ, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý chỉ giữ lại những quy định, thủ tục mà Nhà nước nhất thiết phải giữ để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng xã hội, tuy nhiên, những quy định và thủ tục này phải thông thoáng, rõ ràng, công khai, minh bạch, dễ thực hiện. 

“Quản lý không phải để gây khó khăn mà quản lý là để tạo thuận lợi cho phát triển, cho người dân doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh; để ngăn chặn những hoạt động làm thiệt hại cho đất nước, cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và môi trường sống của người dân”, Thủ tướng nói tiếp.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát “cương quyết ngay trong năm 2014 giảm 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập, giải thể doanh nghiệp”.

Liên quan đến các sửa đổi trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng chỉ đạo: “Cái nào cấm phải nói rõ là cấm, cái nào là kinh doanh có điều kiện phải nói rõ các điều kiện; trong kinh doanh có điều kiện hay điều kiện kinh doanh, cái nào thực hiện tiền kiểm, cái nào hậu kiểm phải hết sức rõ ràng, minh bạch”.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị cho thấy, từ năm 2007 cả nước đã thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và các thủ tục liên quan đến con dấu của doanh nghiệp theo cơ chế “một cửa” liên thông. Theo cơ chế này, tổ chức, cá nhân đăng lý thành lập doanh nghiệp chỉ phải nộp một bộ hồ sơ duy nhất, tại một đầu mối tiếp nhận duy nhất để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và một mã số doanh nghiệp duy nhất trên một quy trình chuẩn thống nhất trong phạm vi cả nước. 

Tuy nhiên công tác đăng ký kinh doanh vẫn tồn tại một số hạn chế cả về quy định pháp lý và tổ chức thực hiện, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tăng rủi ro và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, giảm tính chủ động, linh hoạt, hạn chế cơ hội kinh doanh cũng như cản trở quá trình rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp. 

Tại cuộc làm việc, ý kiến của các bộ Tài chính, Tài Nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Tư pháp, Công an… cho thấy nếu tiếp tục rà soát thì có thể bãi bỏ hoặc đơn giản hóa nhiều thủ tục và quy trình khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. 

Chẳng hạn như sử dụng mã số doanh nghiệp là mã số chung duy nhất; sử dụng chữ ký số thay cho con dấu. Hiện đã cấp 410.000 chữ ký số trên 485.000 doanh nghiệp đang hoạt động; thực hiện mua hóa đơn trong một ngày theo quy định của Nghị định 51; bỏ thuế môn bài; bỏ quy định mua hóa đơn và nộp thế đối với người cho thuê nhà; giảm thủ tục và cải tiến quy trình thủ tục liên quan đến đất đai; giảm thời gian tiếp cận điện ; giảm thời gian cấp phép đầu tư xây dựng…
theo vneconomy
  •  

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập914
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,010
  • Tổng lượt truy cập93,129,674
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây