Học tập đạo đức HCM

Trồng bưởi thanh trà kiểu mới an toàn, hấp dẫn người tiêu dùng

Thứ bảy - 18/08/2018 09:21
Nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm bưởi thanh trà đáp ứng nhu cầu ngày cao của người tiêu dùng, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế đã xây dựng mô hình “Thâm canh bưởi thanh trà đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Kết quả cho thấy năng suất quả trên các vườn tham gia mô hình tăng, mẫu mã quả đẹp hơn và không nhiễm sâu bệnh.

09-50-05_buoi_thnh_tr_2
Bưởi thanh trà mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ

Bưởi thanh trà là một trong những cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, chất lượng thơm ngon đã tồn tại và phát triển từ lâu đời và được trồng ở Huế. Những năm qua thanh trà Huế đã có thương hiệu, trở thành trái cây quý để phục vụ khách du lịch, đồng thời là món ăn biểu trưng của văn hoá ẩm thực cố đô. Thanh trà Huế đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2008.

Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế cho biết: Mô hình bước đầu đã khẳng định hiệu quả. Năng suất quả trên các vườn tham gia mô hình tăng, mẫu mã quả đẹp hơn, quả không nhiễm sâu bệnh. Mặc dù chưa tới thời kỳ thu hoạch nhưng đã có các đơn vi tiêu thụ đặt mua sản phẩm thanh trà tham gia mô hình với giá cao.

Những năm trước, vườn bưởi của gia đình ông Ngô Yên (xã Phong Thu, huyện Phong Điền) cung ứng cho thị trường khoảng 4 - 5 tấn quả/năm, với giá bán tại vườn dao động từ 15 - 20 nghìn đồng/kg. Năm nay, ông Yên được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông một phần vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, túi bao trái và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bón phân từ đầu vụ nên vườn thanh trà cho năng suất khá cao.

Ông Yên cho biết, do quả được bao từ khi còn nhỏ nên ít nhiễm sâu bệnh, không tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, mẫu mã quả đẹp, trước thu hoạch 2 tháng gia đình không sử dụng bất kỳ loại phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Hiện tại đã có nhiều thương lái hỏi mua với giá trên 30 nghìn đồng/kg nhưng gia đình ông chưa bán.

Theo đánh giá của các hộ tham gia mô hình, thâm canh bưởi thanh trà đảm bảo an toàn thực phẩm là hướng đi mới nâng cao chất lượng của loại quả đặc sản đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế.

Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển thanh trà Huế như: Triển khai quy hoạch vùng trồng bưởi thanh trà; Hỗ trợ các mô hình khuyến nông để phát triển sản xuất; Nghiên cứu về tình hình sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường… Với sự quan tâm của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương cùng với sự cần cù của người dân cây bưởi thanh trà đang ngày càng phát triển.

09-50-05_buoi_thnh_tr_1
Quả thanh trà được bao từ khi còn nhỏ nên ít nhiễm sâu bệnh

Đến nay, toàn tỉnh phát triển diện tích trồng cây thanh trà lên 1.100ha, tập trung nhiều tại các vùng đất phù sa bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Riêng phường Thủy Biều, thành phố Huế có 140/147ha thanh trà, năm 2017 thu hoạch đạt sản lượng 900 tấn; doanh thu đạt 27 tỷ đồng; bình quân mỗi ha cho thu nhập 200 triệu đồng. Ngoài ra các huyện, thị xã có diện tích trồng thanh trà lớn như: Hương Trà (481ha); Phong Điền (258ha); Quảng Điền (50ha), Phú Lộc (60ha) và thị xã Hương Thủy 105ha.

Ngoài việc mở rộng diện tích trồng bưởi thanh trà, người dân mong muốn các ban, ngành liên quan của tỉnh tiếp tục chú trọng việc nghiên cứu để cung cấp nguồn cây giống có chất lượng cao; mở các lớp nâng cao kỹ thuật trồng bưởi và thường xuyên hỗ trợ các địa phương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thanh trà Huế...

UBND phường Thủy Biều (TP Huế) cho biết, lễ hội thanh trà Huế lần thứ VI năm 2018 sẽ diễn ra từ 30/8 đến ngày 2/9 tới với chủ đề “Thanh trà - Hương vị xứ Huế”. Lễ hội sẽ có nhiều chương trình hoạt động nhằm quảng bá, mở rộng thị trường phân phối sản phẩm thanh trà đến nhiều địa phương trong cả nước.

Trong khuôn khổ lễ hội có hội thi sản phẩm trái ngon thanh trà Huế; không gian trưng bày sản phẩm thanh trà và đặc sản Huế; hội thi ẩm thực chế biến món ngon từ trái thanh trà; không gian trình diễn trưng bày giới thiệu khám phá về cây thanh trà; không gian hàng nông sản- thủ công - ẩm thực xứ Huế; lễ cáo giang sơn cung tiến thanh trà tại đình làng Nguyệt Biều và làng Lương Quán…
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập315
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại231,246
  • Tổng lượt truy cập85,138,282
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây