Học tập đạo đức HCM

Vẫn nhiều thách thức trong xuất khẩu thủy sản

Thứ bảy - 08/06/2013 21:40
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), mặc dù nhu cầu thị trường đang có dấu hiệu hồi phục nhưng trước những trở ngại hiện nay là nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng thiếu hụt, thị trường xuất khẩu bên ngoài khó khăn, rào cản kỹ thuật ở các nước dựng lên càng nhiều… chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 6,5 tỷ USD năm 2013 đang bị thách thức nghiêm trọng.

* Chồng chất khó khăn 

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 5 ước đạt 479 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2013 đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty CP Chế biến thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Phương Vy - TTXVN


Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Vasep cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức ở cả sản xuất trong nước và thị trường xuất khẩu. Khó khăn nhất vẫn là nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường chính sụt giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế. 

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu vào 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 331 triệu USD, giảm 1,1%, Nhật Bản đạt 294 triệu USD, giảm 4,9% và Hàn Quốc đạt gần 118 triệu USD, giảm 20%. 

Không những thế, nguồn nguyên liệu trong nước đang khó đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến. Ngành sản xuất tôm đang phải đối mặt với tình trạng dịch bệnh. Sản xuất tôm sẽ tiếp tục gặp khó khăn cho đến khi kiểm soát được hội chứng chết sớm, ngoài ra còn phụ thuộc vào chi phí thức ăn và chất lượng con giống. 

Đối với các sản phẩm khai thác, dù sản lượng thực tế tăng nhưng thiếu sản phẩm đủ tiêu chuẩn cho xuất khẩu do bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa tốt, nhất là với mặt hàng cá ngừ. Các mặt hàng khác như mực, bạch tuộc và cá biển đều bị sụt giảm sản lượng vì chi phí khai thác tăng cao. 

Bên cạnh đó, các rào cản kỹ thuật và thuế quan tại các thị trường nhập khẩu đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, quy định của Nhật Bản và Hàn Quốc kiểm tra Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu của Việt Nam với mức giới hạn quá thấp 0,01ppm khiến cho cánh cửa vào những thị trường chủ lực này bị thu hẹp. Mặt hàng cá tra và tôm còn bị áp lực bởi kết quả xem xét hành chính thuế chống bán phá giá và mặt hàng tôm đứng trước nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp (VCD). 

Ngoài những khó khăn trên, các chuyên gia ngành thủy sản cho rằng, khó khăn lớn hơn cả đối với ngành thủy sản trong năm nay vẫn chính là thiếu vốn cho sản xuất. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do đơn đặt hàng thấp, thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng và thiếu chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. 

* Gấp rút thực hiện nhiều giải pháp 

Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm 2013, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền cho biết, ngành Thủy sản đang phải gấp rút thực hiện nhiều giải pháp. Theo đó, ngành Thủy sản sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bằng nhiều cách để vượt qua khó khăn về rào cản kỹ thuật, chống trợ cấp… 

Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ quan Chính phủ đang thương lượng, thuyết phục các cơ quan chức năng Nhật Bản, Hàn Quốc áp dụng quy định theo thông lệ quốc tế và quy chuẩn của Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex). 

Bên cạnh đó, ngành cũng tìm mọi biện pháp nhằm giảm các chi phí gián tiếp và chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp trong điều kiện chi phí đầu vào, vận chuyển đều tăng cao. Đối với các thị trường xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức lại việc xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ; đồng thời, đề nghị người nuôi cá cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hạ giá thành sản xuất cá tra nguyên liệu, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ nuôi khi đã có hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến.

Một trong những giải pháp ngành Thủy sản đang chú trọng là tập trung vào củng cố chất lượng và nâng cao giá trị sản phẩm cá tra. Lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy sản Nam Việt cho biết, ngành cần siết chặt quản lý đầu vào - đầu ra; đồng thời, tìm mối liên kết được giữa các doanh nghiệp với nhau cùng thống nhất về giá bán, chất lượng, chủng loại… thì giá xuất khẩu cá tra sẽ được nâng lên và tránh được tình trạng bị nước ngoài ép giá. 

Về phía doanh nghiệp cũng đã tích cực tìm hướng đi riêng cho mình. Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng cho biết, không phải bây giờ mà từ các năm trước công ty đã dự báo xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng sẽ đối mặt khó khăn. Do đó, công ty chủ động xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu nhằm cơ bản đáp ứng nhu cầu chế biến, tránh tình trạng phụ thuộc; đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới để hạ giá thành, tiết giảm các chi phí, tăng cường chế biến sản phẩm chất lượng để khẳng định thương hiệu và uy tín với khách hàng quốc tế. 

Lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy sản Nam Việt cho biết, chủ trương của công ty là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó đẩy mạnh thị trường Nam Mỹ và công ty đã thành công khi từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 10%. 

Mặc dù, trước những khó khăn trên nhưng các chuyên gia ngành thủy sản vẫn dự báo, thị trường chung còn khó nhưng vẫn có lối ra bởi sản lượng tôm toàn cầu năm nay giảm; trong đó Thái Lan giảm về sản lượng và xuất khẩu. Thuận lợi cơ bản là thị trường châu Á có nhu cầu tiêu thụ tôm tăng, vì vậy các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào thị trường Trung Quốc, Singapore, Philippines… 

Bên cạnh đó, có khả năng nhu cầu thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU sẽ phục hồi sau quý 2/2013. Xuất khẩu thủy sản sang EU có thể tăng 5,3% so với năm 2012. Kỳ vọng với thị trường Nhật là nếu chế độ kiểm tra Ethoxyquin được dỡ bỏ, xuất khẩu tôm sẽ được phục hồi… Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành tập trung tăng cường xúc tiến thương mại, tăng xuất khẩu vào các thị trường mới.

Thúy Hiền
Theo baotintuc.vn
 Tags: xuất khẩu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay22,294
  • Tháng hiện tại289,917
  • Tổng lượt truy cập92,667,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây