Theo báo cáo của Văn phòng Chương trình Mục tiêu quốc gia nông thôn mới, đến nay có khoảng 3.700 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp khoảng 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn vẫn còn ít, cụ thể trong năm 2014 số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 0,96% tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư cũng chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 1% và chiếm 2,3% về lao động, thêm vào đó quy mô các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ…
Tại diễn đàn “Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới” do VCCI tổ chức sáng 22/10 tại Hà Nội, các đại biểu cho rằng: việc đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn thời gian qua vẫn còn rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Nguyên nhân của thực trạng này là do nền sản xuất nông nghiệp hiện vẫn tồn tại tình trạng phổ biến nhỏ lẻ phân tán, chủ yếu dựa vào kinh tế hộ, nguồn nhân lực lao động nông nghiệp được đào tạo quá thấp trên 90% lao động vẫn là giản đơn và truyền thống, chưa qua đào tạo.
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với lĩnh vực nông nghiệp. (Ảnh minh họa: Internet). |
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Giám đốc Công ty cổ phần Nông sản Bảo Minh chỉ ra một thực tế: Chất lượng sản phẩm ở lĩnh vực nông nghiệp không đồng đều, sản xuất không tập trung và việc hỗ trợ của các ban ngành chế tài đưa sản phẩm vào các hệ thống để tiêu thụ, ví dụ như trong các siêu thị qua quá nhiều xét nghiệm. Doanh nghiệp phải đảm nhận quá nhiều khâu từ tập huấn cho kiến thức, rồi qua các ban ngành để đảm bảo đủ điều kiện, đủ vệ sinh an toàn thực phẩm để sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn thì thực sự vấn đề này rất cực cho doanh nghiệp.
Các đại biểu cho rằng, để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn thì cần có chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, cũng như có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho người lao động ở nông thôn, nhất là lao động trong các trang trại, doanh nghiệp nhỏ…
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm đưa ra các sản phẩm đạt chất lượng. Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, Chính phủ nên hỗ trợ trực tiếp, giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng đào tạo lao động để phục vụ cho chính doanh nghiệp của họ và có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cho rằng, trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn thì quan trọng nhất là phải hỗ trợ họ trong việc đầu tư vào hạ tầng các dự án và cần phải cụ thể hóa từng ngành.
Tuy nhiên, theo ông Lộc, do lĩnh vực này gặp rất nhiều rủi ro nên cần phải có nguồn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này để họ tiếp cận được một cách thuận lợi nhất, để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp bớt chi phí và tăng lợi nhuận./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã