Học tập đạo đức HCM

Vì sao nông dân chưa mặn mà với “GAP”?

Thứ hai - 10/12/2012 03:17
Sản xuất theo quy trình GAP (Good Agriculture Production - tạm dịch là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) đang là xu thế tất yếu về nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Quy trình này được đánh giá là rất tiến bộ bởi sản phẩm làm ra an toàn cho người sử dụng, đem lại lợi ích kinh tế cao hơn cho người sản xuất. Tuy nhiên, có một nghịch lý là người nông dân lại không mấy mặn mà, thậm chí họ còn có xu hướng quay lưng lại với kiểu sản xuất này.

 
 
Để quy trình sản xuất GAP phát triển cần
 giảm thu phí chứng nhận và tìm nơi tiêu thụ hợp lý
 
Chi phí chứng nhận GAP còn quá cao
 
Tại Hội thảo "Sản xuất cây ăn trái theo GAP” vừa được tổ chức tại Tiền Giang, nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên là người nông dân phải đóng khoản phí chứng nhận GAP quá cao, trong khi giá bán bị "đánh đồng” với sản phẩm thường. 
 
Theo các chuyên gia, một trong những lý do quan trọng nhất khiến GAP kém phát triển là do chi phí chứng nhận quá cao. Thực tế, thời gian qua có nhiều mô hình sản xuất GAP sau một thời gian xây dựng, nông dân đã xin rút khỏi GAP do chi phí chứng nhận quá cao, chẳng hạn như mô hình sản xuất theo GAP của hợp tác xã vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Châu Thành - Tiền Giang) hay hợp tác xã bưởi Năm roi Mỹ Hòa, (Bình Minh - Vĩnh Long)… Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tính đến năm 2012, tổng diện tích cây trồng ở các tỉnh, thành phía Nam đã đạt được chứng nhận GAP là 10.000 ha, trong đó, khu vực ĐBSCL có khoảng 300 ha đạt chứng nhận này.
 
Thạc sĩ Lê Thanh Tùng, chuyên viên Cục trồng trọt cũng cho hay, "Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích cây ăn trái được chứng nhận GAP của Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng còn rất hạn chế. Riêng ĐBSCL chỉ có 0,14% trên tổng số 288.260ha diện tích cây ăn trái đạt được chứng nhận GAP”. Theo ông Tùng "có trường hợp chứng nhận VietGAP cho bưởi ở Bến Tre, với diện tích chỉ hơn 4ha nhưng chi phí chứng nhận lên đến mấy chục triệu đồng. Điều này là quá sức đối với người nông dân”, ông Tùng chia sẻ.
 
"Để GAP phát triển, nông dân không quay lưng lại với nó thì vấn đề quan trọng nhất bây giờ là không lấy tiền khi chứng nhận, tái chứng nhận cho nông dân, Nhà nước nên "rót” thêm kinh phí, tăng đầu tư cho sản xuất GAP”, TS. Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam đề xuất.
 
Bị đánh đồng với sản phẩm thường
 
Ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang cho biết: "Tiêu thụ trái cây đạt chứng nhận GAP hiện rất khó khăn, chỉ ngang bằng với giá sản phẩm sản xuất bình thường, đó là cái khó cho sản phẩm GAP của Việt Nam”. Kênh tiêu thụ quan trọng nhất cần quan tâm hướng đến trong thời gian tới đối với các sản phẩm VietGAP là hệ thống các siêu thị. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: "Nên liên kết các doanh nghiệp để tạo thành đầu mối cung cấp sản phẩm GAP, thậm chí các doanh nghiệp trong nước có thể kết nối với nhau để đàm phán trong ký kết với đối tác, tạo ra đột phá về giá bán”.  
 
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn tại hội thảo, hiện nay sản phẩm GAP đang "bí” đầu ra, bị đánh đồng với sản phẩm thường nên nông dân không mặn mà với GAP. Trước tình hình này, một vấn đề cấp thiết cần làm ngay là tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm GAP, tạo điều kiện cho sản phẩm này phát triển.  
 
LAM HỒNG - QUANG MINH
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm286
  • Hôm nay47,065
  • Tháng hiện tại1,163,270
  • Tổng lượt truy cập88,518,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây