Học tập đạo đức HCM

Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm sản xuất rau an toàn của cả nước

Thứ năm - 11/01/2018 19:51
RAT của Vĩnh Phúc được tiêu thụ theo 5 kênh với giá cao hơn rau bình thường từ 35-70%: Người sản xuất trực tiếp bán cho người tiêu dùng; các hộ sản xuất tham gia vào tổ hợp tác, HTX và được tổ hợp tác, HTX bao tiêu một phần thông qua các cửa hàng bán lẻ...
12-13-35_nh_1_-_sn_phm_rt_cu_htx_vn_hoi_xnh_duoc_tieu_thu_o_nhieu_sieu_thi_ti_h_noi
Sản phẩm RAT của HTX Vân Hội Xanh được tiêu thụ ở nhiều siêu thị tại Hà Nội

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội, nguồn lực kinh tế và con người, Vĩnh Phúc xác định rau là ngành hàng chủ lực trong tái cơ cấu nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập cho người nông dân, phấn đấu trong thời gian ngắn đạt 4.400 ha rau an toàn (RAT), trở thành trung tâm sản xuất RAT của cả nước.  

Sẽ có 4.400 ha rau an toàn

Khắp các cánh đồng từ các huyện miền núi Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch xuống vùng đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc mùa này bạt ngàn một màu xanh rau, củ, quả. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc Lê Văn Dũng bảo: “Đây chính là kết quả của chủ trương chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội từng vùng và chính sách đầu tư phát triển RAT của tỉnh”.

Hiện Vĩnh Phúc đang có trên 9.310 ha rau, chiếm tới gần 1/4 tổng diện tích đất trồng cây hàng năm. Năng suất đạt gần 210 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt gần 195 ngàn tấn. Đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh rau. Trong đó có 122 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất rau đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với diện tích canh tác lên đến trên 900 ha; có 65 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích gần 700 ha. Những sản phẩm nổi tiếng tiêu thụ hàng trăm tấn mỗi ngày có thể kể đến dưa chuột An Hòa – Tam Dương; thanh long ruột đỏ Lập Thạch; su su Tam Đảo; bí đỏ Vĩnh Tường; chuối tiêu hồng, cà chua Yên Lạc; súp lơ Lập Thạch; rau ăn lá Vĩnh Tường… Giá trị của các loại rau này cao hơn 4 lần so với các loại cây trồng truyền thống.

12-13-35_nh_2_-
Sản phẩm RAT của HTX Vân Hội Xanh

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu trong 1-2 năm tới phải đạt 3.200 ha RAT. Và trong vài năm tiếp theo phải đạt 4.400 ha, chiếm trên 10% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của toàn tỉnh, trong đó diện tích chuyên canh là 3.600 ha, diện tích luân canh là 800 ha.  

Đầu tư đích đáng

Với tư duy “lấy nguồn thu từ công nghiệp để đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn”, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đi đầu. Để đạt được mục tiêu 4.400 ha RAT, tỉnh đã có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ hết mức cho tất cả các đối tượng.

Với người sản xuất là hộ cá thể nhỏ lẻ, được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn áp dụng quy trình sản xuất, phân tích mẫu, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP; 40 triệu đồng/hộ đối với các hộ sản xuất, sơ chế rau, quả có quy mô liền khoảnh từ 2 ha trở lên.

Quy mô sản xuất RAT tập trung từ 2 ha trở lên với miền núi và 3 ha trở lên với các vùng còn lại: Hỗ trợ 35% chi phí sản xuất trực tiếp; 100% kinh phí triển khai (phân tích mẫu đất, nước, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VietGAP…); 200 triệu đồng/500m2 trở lên trồng rau trong nhà kính; 50% tiền mua mới máy nông nghiệp phục vụ sản xuất.

Đặc biệt, với sản xuất RAT theo chuỗi từ đồng ruộng đến người tiêu dùng quy mô tập trung từ 10 ha trở xuống, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ: 5 triệu đồng/ha/năm; 50% (không quá 5 tỷ đồng) gồm: Hỗ trợ tiền làm đường giao thông, đường điện, hệ thống xử lý nước thải, sơ chế, bảo quản, chi phí tuyên truyền quảng bá, tiền thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ.

12-13-35_nh_3_-_ky_ket_sn_xut_-_che_bien_-_tieu_thu_rt
Ký kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ RAT
Nhiều nhà đầu tư khẳng định rằng, Vĩnh Phúc đã tạo ra một sức hấp dẫn vô cùng lớn, đến mức nhà đầu tư chỉ cần vào làm và mang RAT đến người tiêu dùng thôi! “Cùng với điều kiện tự nhiên – xã hội, với tư duy đổi mới, cần cù, sáng tạo, mục tiêu đạt 4.400 ha RAT của tỉnh nằm trong tầm tay” – ông Lê Đức Minh, GĐ Cty CP nông lâm nghiệp và môi trường Vĩnh Hưng tin tưởng.

Và, điều đặc biệt hơn nữa, để thu hút được các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất và chế biến RAT, Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ cực “khủng”: 70% chi phí để xây dựng hệ thống giao thông, điện, hệ thống tưới – tiêu, xây dựng nhà lưới, hệ thống thu gom và xử lý chất thải đối với vùng sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP; 60% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải, nhà xưởng, hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước và mua sắm thiết bị. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư sản xuất RAT vào Vĩnh Phúc còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như thuê đất, thuế…  

Hệ thống tiêu thụ xuyên quốc gia

RAT của Vĩnh Phúc được tiêu thụ theo 5 kênh với giá cao hơn rau bình thường từ 35-70%: Người sản xuất trực tiếp bán cho người tiêu dùng; các hộ sản xuất tham gia vào tổ hợp tác, HTX và được tổ hợp tác, HTX bao tiêu một phần thông qua các cửa hàng bán lẻ của tổ hợp tác, HTX tại địa phương; các tổ hợp tác, HTX tiêu thụ một phần cho các thành viên thông qua hợp đồng với siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học… tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận; các tổ hợp tác, HTX tiêu thụ thông qua hợp đồng với doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng uy tín, thương hiệu của mình để cung cấp cho siêu thị, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, xuất khẩu...

Cuối cùng là tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp, HTX đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp, HTX và xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp, HTX tự sản xuất hoặc ký hợp đồng với các tổ hợp tác, HTX sản xuất RAT để cung cấp cho thị trường.

12-13-35_20171221_104857
SX rau an toàn ở Vĩnh Phúc

Những tổ chức tiêu biểu thực hiện các kênh tiêu thụ này có thể kể đến HTX Vân Hội Xanh, HTX rau an toàn Vĩnh Phúc, HTX dịch vụ nông nghiệp kinh doanh nông sản An Hòa, HTX rau an toàn Thanh Hà, Cty CP Đầu tư nông nghiệp Vĩnh Điền, Cty TNHH sản xuất và phân phối nông sản sạch OFP, Cty CP Nông lâm nghiệp và môi trường Vĩnh Hưng, Trung tâm phân phối nông sản thực phẩm an toàn Việt Nam…

Sản phẩm RAT của Vĩnh Phúc qua các đầu mối tiêu thụ này đã đi khắp các tỉnh, thành của cả nước. Người tiêu dùng chỉ cần một thao tác trên điện thoại là biết rau được sản xuất ở đâu, quy trình thế nào, chất lượng ra sao…

Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc Nguyễn Tiến Phong cho biết, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như Cty TNHH đầu tư phát triển nông nghiệp VinEco, Cty An Việt, Cty CP Evergreen, Cty VietRAP, hệ thống siêu thị Fvimart, BigC… liên kết sản xuất tiêu thụ RAT cho các doanh nghiệp, tổ hợp tác và HTX tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ rau chất lượng cao của Vĩnh Phúc mới đây đã thu hút trên 350 đơn vị sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ rau an toàn tham gia. Các doanh nghiệp tiêu thụ khẳng định, nếu Vĩnh Phúc đảm bảo sản phẩm an toàn thì có bao nhiêu họ bao tiêu hết bấy nhiêu.

Tôi đi thực tế tại một vùng rau của Vĩnh Phúc, thấy bà con bán dưa chuột giá 2.000 đồng/kg, trong khi chúng tôi đang mua 8.000 đồng/kg, chênh lệch tới 6.000 đồng/kg. Nếu sản phẩm dưa đó đảm bảo an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ thu mua 8.000 đồng/kg. Đó là con đường ngắn nhất đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Chúng tôi rất muốn tiêu thụ thật nhiều sản phẩm cho Vĩnh Phúc, nhưng phải đảm bảo thực sự an toàn. Vĩnh Phúc sản xuất ra sản phẩm an toàn uy tín, đó là thương hiệu của Vĩnh Phúc và điều đó cũng là uy tín, thương hiệu của chúng tôi.

(Bà Vũ Thị Hậu - Phó Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ, Phó TGĐ Cty CP Nhất Nam - Cty có chuỗi siêu thị Fivimart trên toàn quốc).

Theo nongnghiep.vn
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,073
  • Tổng lượt truy cập92,661,737
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây