Học tập đạo đức HCM

Vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Tăng nhưng chưa đủ

Thứ ba - 15/01/2013 01:59
Với lãi suất thấp hơn so với cho vay phi sản xuất, gói tín dụng nông nghiệp, nông thôn đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân phát triển sản xuất. Tuy vậy, để hỗ trợ lĩnh vực kinh tế quan trọng này, ngành Ngân hàng cần có chính sách phù hợp.

Nông dân Gia Lai vay vốn để chăm sóc, mở rộng diện tích cà phê.

Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai, đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các ngân hàng (NH) thương mại trên địa bàn tỉnh đạt trên 12.565 tỷ đồng, chiếm 43,9% tổng dư nợ. Đây là kết quả của việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống và tích cực triển khai các nghị quyết 11, 13 của Chính phủ. Đi đầu cho vay chương trình này, ngoài Agribank còn có các NH: Công Thương, Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương…

Với vai trò chủ lực, Agribank Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng khi triển khai chương trình cho vay nông nghiệp, nông thôn. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh hiện đạt 4.330 tỷ đồng, dư nợ cho vay 7.410 tỷ đồng, cơ cấu dư nợ cho vay hợp lý, nợ xấu chỉ chiếm 1,69% tổng dư nợ, giảm 0,41% so với năm 2011.

Riêng với kết quả cho vay nông nghiệp, nông thôn, dư nợ của Chi nhánh đạt 6.621 tỷ đồng, tăng 1.671 tỷ đồng so với năm 2011, chiếm 96,5% tổng dư nợ, tăng 22,4% so với năm 2011; tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,6% tổng dư nợ, giảm 0,3% so với năm 2011.

Nguồn vốn tập trung cho sản xuất kinh doanh cây càphê với 43.636 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay 4.177 tỷ đồng; dư nợ trên 1.300 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh cây cao su có 5.713 lượt khách hàng với doanh số 194 tỷ đồng, dư nợ 161 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh cây hồ tiêu có 8.666 lượt khách hàng, doanh số 800 tỷ đồng, dư nợ 347 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh lương thực có 2.140 lượt khách hàng, doanh số 480 tỷ đồng, dư nợ 140 tỷ đồng; cho vay chăn nuôi gia súc, gia cầm có 34.644 lượt khách hàng, doanh số 2.640 tỷ đồng, dư nợ 867 tỷ đồng.

Công tác cho vay thông qua các tổ vay vốn cũng đạt nhiều kết quả quan trọng. Tổng dư nợ cho vay qua Tổ vay vốn là 371 tỷ đồng với 18.451 thành viên còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay qua tổ vay vốn của Hội Nông dân là 351 tỷ đồng với 17.111 thành viên; dư nợ cho vay qua Tổ vay vốn của Hội Phụ nữ 20 tỷ đồng với 1.340 thành viên còn dư nợ. Một số chi nhánh thuộc hệ thống Agribank tỉnh cũng có dư nợ dành cho nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, từ 95 - 100% như các chi nhánh Kông Chro, Đức Cơ, Kbang…

Hiệu quả đồng vốn NH là tạo ra nguồn sản phẩm nhiều về số lượng, tăng về chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của các địa phương. Do được mùa, được giá nên bà con có điều kiện trả nợ NH, gửi tiết kiệm và đầu tư phát triển nhiều diện tích cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tăng nguồn thu nhập, ổn định và phát triển cuộc sống.

Theo ông Phạm Đồng Thanh, Giám đốc Agribank huyện Kbang, hoạt động cho vay của chi nhánh khá thuận lợi, tất nhiên là khách hàng phải đảm bảo điều kiện vay vốn như tín chấp hay thế chấp phải theo quy định, hồ sơ vay vốn đảm bảo, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là phương án trả nợ (gốc, lãi) và phải đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.

Trong tình hình kinh tế suy giảm, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay các ngân hàng thương mại tuy có quan tâm nhưng chưa thật chú trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn vì khu vực này thường nhỏ về quy mô sử dụng vốn, chỉ vay vài chục triệu đồng, địa bàn phân tán, vốn vay manh mún, nhỏ lẻ và phức tạp, tốn kém trong quản lý. Các NH không thiếu vốn nhưng phần lớn nông dân chưa đảm bảo điều kiện sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, hợp đồng tiêu thụ chưa rõ ràng nên còn khó vay. NH cho rằng sản xuất nông nghiệp bấp bênh, thiếu bền vững, dễ mất vốn nên dè dặt khi giải ngân. Chính vì vậy, để nông dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần nới lỏng các điều kiện vay vốn, giảm bớt thủ tục rườm rà để bà con có thể vay với số lượng lớn, tăng nguồn vốn trung và dài hạn sao cho hợp lý với chu kỳ sản xuất. Có như thế, vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn mới thực sự phát huy hiệu quả, tạo ra diện mạo mới cho sản xuất, giúp nông dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Thất Sơn

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại193,647
  • Tổng lượt truy cập92,571,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây