Học tập đạo đức HCM

Bỏ nghề giáo viên, 8X Thái Nguyên về quê làm ra thứ từ quán xá đến nhà dân đâu đâu cũng dùng

Thứ năm - 08/10/2020 20:29
Sau nhiều năm gắn bó với nghề giáo viên, chị Nguyễn Thị Như Trang (SN 1984, trú tại TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã quyết định gác lại công việc giảng dạy ở trường Đại học, ở nhà xây dựng và phát triển thương hiệu chè của gia đình.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề làm chè, chị Trang tâm sự: "Gia đình chồng tôi vốn có nghề làm chè truyền thống. Tuy bố mẹ chồng tôi đều là những người có kinh nghiệm làm chè nhưng lại chưa từng nghĩ đến việc sẽ xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Do đó, tôi quyết tâm phải làm việc này bằng được để ghi nhận tâm huyết bao năm của ông bà".  

Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 1.

Chị Trang thành lập HTX Trà Sơn Dung tại với 30 thành viên tham gia.

Sẵn nhà xưởng sản xuất chè của bố mẹ chồng đã có từ trước, chị Trang mở rộng quy mô và thành lập HTX Trà Sơn Dung tại tổ 10, phường Quang Trung, TP.Thái Nguyên, với 30 thành viên tham gia. Qua 2 năm đi vào hoạt động, đến nay sản phẩm của HTX Trà Sơn Dung đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được khách hàng xa gần tin tưởng và đón nhận.

Chị Trang tâm sự: "Đến với nghề làm chè và xây dựng thương hiệu sản phẩm, tôi được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía gia đình nhà chồng, nhất là trong kỹ thuật sản xuất và chế biến. Bên cạnh đó, sẵn có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, nên tôi cũng khá thuận lợi trong việc phát triển thị trường sản phẩm". 

Theo chị Trang, để khách hàng có ấn tượng và nhớ đến sản phẩm, chị rất quan tâm đến mẫu mã các sản phẩm mà HTX làm ra. Chị đã phải bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, tìm tòi và thiết kế ra được những mẫu mã bao bì độc đáo, khác biệt và tinh tế.

Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 2.

Chị Trang cho biết, chị đã phải bỏ ra nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, tìm tòi và thiết kế ra được những mẫu mã bao bì độc đáo, khác biệt và tinh tế

Ngoài vùng nguyên liệu sản xuất 30ha chè của HTX, chị Trang còn thực hiện liên kết với 50 hộ dân để cung cấp nguồn nguyên liệu cho HTX. Nguồn nguyên liệu đều đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng chè sạch với 10ha trồng theo hướng VietGap, 5ha trồng theo hướng hữu cơ và 11ha trồng theo tiêu chuẩn UTZ. Trung bình, HTX Trà Sơn Dung xuất bán ra thị trường hơn 200 tấn chè thành phẩm, đem lại doanh thu trên dưới 1,5 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, mới đây, chị Trang còn được Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyễn hỗ trợ cho vay 2 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Đây là một trong những thuận lợi để chị có động lực phấn đấu, đưa sản phẩm chè của HTX nói chung và gia đình nói riêng vươn xa trên thị trường.

Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 3.

Mỗi năm, HTX Trà Sơn Dung xuất bán ra thị trường hơn 200 tấn chè thành phẩm.

Bà Vũ Thị Dung (mẹ chồng chị Trang) là người khai sinh ra thương hiệu Trà Sơn Dung và có hơn 40 năm kinh nghiệm về chế biến chè. Chia sẻ về bí quyết để làm được một mẻ chè ngon, bà Dung cho biết: "Điều quan trọng nhất để làm được chè ngon, trước hết người làm chè phải thực sự có tâm...".

Theo bà Dung, người làm chè có tâm từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng, đặc biệt hái chè phải hái vào lúc sáng sớm khi vẫn còn hơi sương thì chè mới tươi và thơm ngon. Sau khi hái xong, chè phải được tiến hành sơ chế ngay, có như vậy mới giữ được hương thơm cho chè. Ngoài ra, trong quá trình chế biến chè, công đoạn lên hương phải hết sức chú trọng.

Theo bà Dung cho biết thêm, hiện bà vẫn sử dụng lò tôn củi để lấy hương cho chè, bởi việc lấy hương chè bằng củi sẽ giữ được độ tinh khiết và thơm ngon cho chè. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi người làm chè phải có kinh nghiệm và sự tinh tế trong cách cảm nhận, thử chè và giữ được độ đều của lửa, nếu không chè rất dễ bị cháy và hỏng.

Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 4.

Hiện tại HTX vẫn sử dụng lò tôn củi để lấy hương cho chè, vì theo kinh nghiệm như vậy sẽ giữ được độ tinh khiết và thơm ngon cho chè

Hiện nay, HTX Trà Sơn Dung có 3 dòng sản phẩm chủ đạo là: Trà Đinh, Trà móc câu và Trà tôm nõn. Đây là những sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhất của HTX, trong đó Trà đinh có giá bán 3 triệu đồng/kg, còn sản phẩm bình dân khác được bán với giá trung bình từ 300.000 - 400.000 đồng/kg. 

Ngoài bán sản phẩm trong nước, HTX còn xuất khẩu một số sản phẩm sang Nga như: Trà xanh, trà xanh gừng, trà xả với giá trị cao. 

Theo chị Trang, trong đợt dịch Covid-19 đầu tiên, việc sản xuất cũng như tiêu thu của HTX Trà Sơn Dung gần như không bị ảnh hưởng. Thời gian tới, chị dự định sẽ phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm theo hướng xuất khẩu. Để làm được điều đó, điều quan trọng là phải giữ được chất lượng chè, xây dựng sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng, hương vị và có nét đặc trưng riêng.  

Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 5.
Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 6.
Từ bỏ nghề giáo, cô gái 8x Thái Nguyên về xây dựng thương hiệu chè truyền thống - Ảnh 7.

Các sản phẩm của HTX có rất nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú và tinh tế

"Việc kinh doanh, sản xuất chè không chỉ mang lại nguồn doanh thu lớn cho HTX mà còn góp phần tạo công việc làm cho nhiều lao động địa phương và bà con nhân dân trong vùng với thu nhập ổn định. Đó là điều mà chị Trang và gia đình hướng tới"- chị Trang nói. 

https://danviet.vn/bo-nghe-giao-vien-8x-thai-nguyen-ve-que-lam-ra-thu-tu-quan-xa-den-nha-dan-dau-dau-cung-dung-20201005143212862.htm

Theo Hà Thanh/Danviet.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại315,102
  • Tổng lượt truy cập92,692,766
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây