Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ làm đệm lót sinh học, giảm ô nhiễm chăn nuôi

Thứ hai - 12/10/2020 20:05
Cùng với giải pháp hầm biogas, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ dành 35 tỉ đồng (giai đoạn 2021-2023) để hỗ trợ người chăn nuôi đẩy mạnh xử lí môi trường, nhất là về chăn nuôi bò.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật, chế phẩm sinh học nhằm từng bước nhân rộng việc áp dụng giải pháp xử lí chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học tại các vùng chăn nuôi tập trung, nhất là chăn nuôi bò thịt.

Chương trình đã bước đầu được triển khai tại một số trang trại hạt nhân các xã như Nghĩa Hưng (huyện Vĩnh Tường), xã Cao Phong (huyện Sông Lô), và từng bước mở rộng sang các xã như Phú Đa, Tuân Chính (huyện Vĩnh Tường), các vùng chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa trên toản tỉnh.

Tại xã Cao Phong (huyện Vĩnh Tường), HTX Nông nghiệp hữu cơ Sơn Thành của anh Khổng Minh Tuân đã tiên phong áp dụng biện pháp xử lí chất thải bằng đệm lót sinh học.

Chăn nuôi bò đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc, song song đó là sức ép về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Ảnh: Lê Bền

Chăn nuôi bò đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương ở Vĩnh Phúc, song song đó là sức ép về ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Ảnh: Lê Bền

Theo anh Tuân, với tổng đàn bò nái cao điểm trên 100 con và thêm lượng bê con, một số bò thịt, trước đây, mỗi ngày HTX của anh phải thuê thường xuyên 5 công nhân chăm sóc bò, nhất là phải vệ sinh, rửa chuồng 2 lần/ngày, vừa tốn công lao động và lượng chất thải lỏng rất lớn.

Để xử lí chất thải, anh đã xây dựng hầm biogas, tuy nhiên do lượng chất thải rất lớn nên hầm biogas cũng không giải quyết được triệt để. Vì vậy, anh phải xây thêm hồ chứa điều hòa sau công trình biogas, nước thải được bơm lên cho đất trồng cỏ. Phân thải rắn thu dọn hàng ngày của trang trại cũng được tống trực tiếp ra vườn trồng cỏ, nên mặc dù cỏ rất tốt, nhưng mùi hôi thối nồng nặc.

Theo anh Tuân, các loại cỏ được bón phân, chất thải trực tiếp, mặc dù tốt rất nhanh, nhưng lại không ngon miệng, hôi, nên nếu cho ăn cỏ tươi thì bỏ rất chán ăn.

Vừa qua, được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về chế phẩm, HTX của anh Tuân đã triển khai làm đệm lót sinh học cho trang trại, bước đầu đã phát huy tác dụng rất rõ rệt. Với nền đệm lót sinh học có chất độn rất sẵn tại chỗ như rơm rạ, trấu được ủ với chế phẩm men vi sinh, chuồng trại đã luôn được đảm bảo khô ráo, không còn mùi hôi thối, lượng chất thải lỏng gần như còn không đáng kể (được thu gom về rãnh riêng để xử lí). Đặc biệt, trang trại không còn phải tốn chi phí nhân công vệ sinh 2 lần/ngày như trước.

Ủ chất độn làm đệm lót sinh học tại một hộ chăn nuôi bò thịt ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Lê Bền

Ủ chất độn làm đệm lót sinh học tại một hộ chăn nuôi bò thịt ở Vĩnh Phúc. Ảnh: Lê Bền

Tại xã Cao Phong (huyện Sông Lô), biện pháp đệm lót sinh học cho các hộ chăn nuôi bò cũng đã được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc triển khai tập huấn, hỗ trợ chế phẩm men vi sinh để áp dụng.

Anh Khổng Đình Tưởng, cán bộ thú y xã Cao Phong cho biết mặc dù đại đa số các hộ chăn nuôi trong xã hiện đã có công trình biogas, tuy nhiên do lượng chất thải ngày càng lớn, nên hầm biogas không xử lí triệt để được. Do lượng gas sinh ra lớn, nên nhiều hộ phải thường xuyên mở van hầm để đốt bỏ bớt gas thừa, tránh gây mùi cho các hộ xung quanh...

Thời gian qua, xã đã tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi bò trong xã về quy trình kỹ thuật làm đệm lót sinh học cho chuồng nuôi. Về cơ bản, người dân đều rất ủng hộ không có gì khó khăn về khâu kỹ thuật. Người dân cũng có thể tận dụng nguồn chất độn giàu xơ có sẵn rất phổ biến tại địa phương như rơm rạ, trấu, vỏ bắp ngô, mùn cưa... Chế phẩm men vi sinh được trộn đều với chất độn, ủ (tốt nhất trong túi nilon) khoảng một tuần là có thể trải làm đệm lót, định kỳ bổ sung chất độn và phun chế phẩm 1 tuần/lần.

Giai đoạn 2021-2023, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ dành nguồn ngân sách 35 tỉ đồng để hỗ trợ 50% chi phí mua chế phẩm để làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi đối với các đối tượng vật nuôi như gà, lợn, bò thịt, bò sữa. Cụ thể đối với bò thịt, ngoài hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm, sẽ có thêm hỗ trợ 50% về nguyên liệu làm đệm lót cho người dân (áp dụng đối với các hộ có từ 05 con trở lên).

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập349
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại203,964
  • Tổng lượt truy cập88,882,298
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây