Học tập đạo đức HCM

Nên kết hợp trồng cây trồng cho thu nhập, giá trị kinh tế

Thứ bảy - 20/03/2021 23:51
Trồng cây xanh không chỉ với mục đích bảo vệ môi trường, mà còn có thể kết hợp trồng các cây lâm sản ngoài gỗ, cho giá trị kinh tế, thu nhập cho người dân.

Báo Nông nghiệp Việt Nam nhận được bài viết chia sẻ của anh Nguyễn Văn Diện (đang làm việc tại Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng) về ý tưởng xoay quanh chương trình trồng 1 tỉ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Cây ươi, một trong những cây lâm sản ngoài gỗ cho giá trị kinh tế, vừa là cây gỗ lớn lâu năm, đảm bảo được yếu tố về môi trưởng. Ảnh: ST

Cây ươi, một trong những cây lâm sản ngoài gỗ cho giá trị kinh tế, vừa là cây gỗ lớn lâu năm, đảm bảo được yếu tố về môi trưởng. Ảnh: ST

Cây ươi hay còn gọi là cây đười ươi (an nam tử, ươi bay...) là loài cây thân gỗ lớn thường xanh cao đến 30m, đường kính 50-70cm, cây thường chiếm ở tầng cao nhất trong rừng.

Cây ươi phân bố rộng ở miền Trung, Tây Nguyên..., quả hình bầu dục, có cánh mỏng như chiếc buồm để quả có thể bay được đi xa. Quả có kích thước bằng đầu ngón tay, có màu nâu đen và da nhăn nheo. Mùa quả từ tháng 4- 6.

Ươi là cây lâm sản ngoài gỗ, quả làm một loại nước giải khát là một vị thuốc trong y học cổ truyền. Ngày nay, để thu hoạch được quả ươi, người dân phải đi hàng chục cây số vào trong rừng sâu tìm những cây ươi đang có quả, và để có được quả ươi, họ đã chặt hạ những cây ươi còn xanh tốt (vì cây ươi quá cao nên không thể trèo lên hái quả được).

Chính việc khai thác quả ươi như vậy dẫn đến cây ươi bị tận diệt, chất lượng quả ươi cũng không đảm bảo do thu hoạch cả những quả còn xanh; việc khai thác quả ươi như vậy là không bền vững và vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Đã có một người nông dân có ý tưởng táo bạo là mang cây ươi từ rừng về trồng ở vườn nhà. Một ý tưởng mà cách đây 17 năm, những người dân quanh vùng gọi là không giống ai, khác người.

Bây giờ, thành quả sau 17 năm kiên trì theo đuổi đã có kết quả, đã cho thấy rằng ý tưởng của anh là đúng. Đa số cây ươi đã cho thu hoạch quả, thu lượm quả ươi ở ngay gần nhà mà không phải vất vả đi đâu xa trong rừng.

Sau 17 năm, vườn ươi của anh Nguyễn Phương Triên đã trở thành khu rừng gỗ lớn, cho giá trị kinh tế từ thu hái quả. Ảnh: Nguyễn Văn Diện

Sau 17 năm, vườn ươi của anh Nguyễn Phương Triên đã trở thành khu rừng gỗ lớn, cho giá trị kinh tế từ thu hái quả. Ảnh: Nguyễn Văn Diện

Người nông dân đó là anh Nguyễn Phương Triên, ở thôn 2 xã Đạp Loa (huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng). Qua trao đổi, anh cho biết đã đi đào những cây ươi con từ rừng về trồng ở vườn nhà vào năm 2004.

Ban đầu trồng dưới tán vườn điều diện tích là 1ha; sau khi cây ươi lớn và cây điều già không còn hiệu quả anh đã chặt bỏ cây điều để cây ươi phát triển.

Trước đây, anh làm nghề buôn bán, nên mới có vốn để “lấy ngắn nuôi dài” và thực hiện ý tưởng táo bạo này. Vườn ươi cho thụ hoạch quả được 9 năm, năm 2020 anh thu được khoảng 300kg bán với giá 300 ngàn đồng/kg quả khô.

Tuy số lượng chưa nhiều, nhưng đối với anh đó là thu nhập thêm cho gia đình và là một nguồn động viên rất lớn. Quả ươi của anh luôn bán được giá cao vì quả ươi chất lượng đảm bảo, sạch và hoàn toàn thu hái tự nhiên, không dùng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào.

Trong tương lai, sản lượng quả thu được sẽ càng cao, vì cây ươi càng lớn thì cho năng suất càng cao. Do anh trồng cây dày, với khoảng cách 5m x 1,3m nên có một số cây phát triển kém do bị cạnh tranh, sắp tới anh sẽ tỉa bớt những cây bị cạnh tranh, sinh trưởng phát triển kém.

Đi dưới tán rừng ươi xanh tốt, nhìn những cây ươi thân thẳng tắp, được trồng bài bản theo hàng, cây lớn nhất có đường kính khoảng 38cm, cây cao 17m, thiết nghĩ rừng ươi này không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có giá trị rất lớn về mặt khoa học, giáo dục và môi trường góp phần bảo tồn nguồn gen một giống cây lâm sản ngoài gỗ.

Dưới tán rừng ươi, một số cây dược liệu mật nhân (bá bệnh), trà dây rừng. Trong thời gian tới, nhằm tận dụng tán rừng ươi sẵn có, anh có ý định là trồng thêm cây cây trà hoa vàng. Hiện nay, anh đang trồng một số cây trà hoa vàng để nhân giống.

Anh Nguyễn Phương Triên tiếp tục phát triển vườn ươi trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Văn Diện

Anh Nguyễn Phương Triên tiếp tục phát triển vườn ươi trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Văn Diện

Ngoài rừng cây ươi trồng trên triền đồi, ở vùng đất bằng phẳng dưới chân đồi, anh trồng khoảng 1,6 ha cây măng cụt trồng xen thêm cây sầu riêng.

Anh trồng măng cụt cách đây 18 năm, cây cho thu hoạch được 9 năm. Năm 2020 anh thu được 7,5 tấn quả măng cụt (do mất mùa, hàng năm anh thu hoạch khoảng 13 tấn quả), với giá bán trung bình khoảng 30.000đ/1kg. Sầu riêng thu được 11 tấn quả với giá bán trung bình khoảng 35.000đ/kg.

Như vậy tổng doanh thu trên diện tích 2,6 ha khoảng 690 triệu đồng, là một nguồn thu không nhỏ trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19. Đây cũng là nguồn thu chính của gia đình để giúp anh tiếp tục theo đuổi và duy trì giữ gìn rừng ươi cho mai sau.

Ngày trước, tôi có đọc bài báo viết về tấm gương “Tiến sỹ thực hành” Ngô Văn Lý ở Bố Trạch (Quảng Bình) trổng cây huỷnh. Bây giờ ở Đạ Huoai (Lâm Đồng) có anh Nguyễn Phương Triên trồng cây ươi.

Tuy 2 người ở hai vùng là hai thế hệ khác nhau, diện tích trồng rừng khác nhau nhưng họ đều là một trong những tấm gương về công tác trồng rừng, có chung một mục đích là trồng rừng cho mai sau và làm theo lời Bác Hồ dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Mới đây, Thủ Tướng Chính Phủ đề nghị chính thức chọn thông điệp cho chương trình trồng một tỷ cây xanh  là “Vì một Việt Nam xanh”.

Thiết nghĩ, để chuẩn bị tốt cho Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh thì việc xác định trồng cây gì, ai trồng, trồng như thế nào, trồng ở đâu... cũng cần được xem xét chu đáo, toàn diện để thực hiện thắng lợi chương trình do Thủ Tướng phát động.

Trong đó, chúng ta không chỉ phát triển trồng cây xanh với mục đích bảo vệ môi trường, mà còn có thể kết hợp được cả với các loài cây xanh là cây lâm sản ngoài gỗ, mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cho người dân.

Có một bài thơ đã viết “Trong rừng sâu có trái tim Tổ Quốc. Rừng hoang tàn, Tổ quốc sẽ điêu linh” như là lời nhắc nhở chúng ta về công tác bảo vệ phát triển rừng và nhiệm vụ của chúng ta.

(Tác giả Nguyễn Văn Diện)

           

https://nongnghiep.vn/nen-ket-hop-trong-cay-trong-cho-thu-nhap-gia-tri-kinh-te-d286477.html
Theo Nguyễn Văn Diện/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập268
  • Hôm nay25,907
  • Tháng hiện tại867,108
  • Tổng lượt truy cập93,244,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây