Học tập đạo đức HCM

Nếu rạn san hô biến mất, cá tôm, môi trường sinh thái khó phục hồi

Chủ nhật - 28/06/2020 23:28
Đó là chia sẻ tâm huyết của thành viên của Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ phường Thọ Quang, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Ngư dân tham gia Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ để giữ gìn môi trường biển. Ảnh: VGP/Lưu Hương

12 năm qua, Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ  đã phát huy được hiệu quả khi vừa tuần tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, rạn san hô ven vùng bán đảo Sơn Trà. Tâm huyết và tình yêu của những thành viên trong tổ đã lan tỏa thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường và nguồn lợi tài nguyên biển đến ngư dân và cộng đồng.

Là một ngư dân gắn liền với vùng biển hàng chục năm nay, anh Trương Hoài Hưng, thành viên Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng hiểu rõ nhất những nguồn lợi từ thủy sản ven bờ mang lại.

Anh Trương Hoài Hưng cho rằng biển là một tài sản vô giá và cần được bảo vệ, thế nhưng, hoạt động du lịch cùng với một số du khách thiếu ý thức đang làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Nhiều năm nay anh đã tự nguyện tham gia tổ bảo vệ nguồn lợi vừa tham gia đánh bắt vừa nhắc nhở bà con ngư dân và khách du lịch chung tay bảo vệ rạn san hô. Bởi các rạn san hô là nơi cư trú của của các loài sinh vật đáy và các loài cá, nếu không được bảo vệ, nguồn lợi thủy sản sẽ dần cạn kiệt.

“Đa số là anh em trong tổ làm nghề biển, cũng có thể làm các dịch vụ du lịch khác nhưng đều tham gia tổ này với  mục đích bảo vệ môi trường biển, rạn san hô của bán đảo Sơn Trà theo hướng bền vững hơn”, ông Hưng chia sẻ.

Bên cạnh công tác tuyên truyền nội quy bảo vệ nguồn lợi hải sản, san hô đến các tàu du lịch chở khách đi lặn ngắm san hô tại các Bãi Bụt, Bãi Bắc, các thành viên trong tổ còn thường xuyên tuyên truyền đến ngư dân thông qua các tờ rơi, buổi nói chuyện với bà con không nên khai thác theo cách giã cào, tận diệt thuỷ sản nhỏ, gần bờ...

Khi phát hiện trường hợp vi phạm, ông và các đồng đội sẽ cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng xử lý. Mặc dù phức tạp nhưng tất cả các thành viên đều tự nguyện tham gia và dành nhiều tâm huyết cho công việc này. Nhờ công tác tuyên truyền, tuần tra chặt chẽ, ý thức của bà con ngư dân, khách du lịch được nâng cao, các vụ vi phạm giảm nhiều…

Khi thành lập, tổ chỉ có 15 thành viên, đến nay đã lên đến 21 người, trong đó có thành viên đã ngoài 80 tuổi vẫn hăng say công việc. Với họ tham gia vào hoạt động của tổ bảo vệ chính là được cống hiến, góp phần bảo vệ và phát triển hệ sinh thái biển, là động lực để họ cố gắng từng ngày.

“Nếu rạn san hô mất đi thì con cá, con tôm, môi trường sinh thái sẽ khó phục hồi. Những người dân như chúng tôi sẽ không còn cái để sinh kế bởi đa số các thành viên trong tổ đều là những ngư dân hoặc là những người dân làm dịch vụ gần bờ”, ông Từ Văn Sáu, Tổ phó Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng chia sẻ.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng), sau 12 năm hoạt động, 4 tổ bảo vệ cộng đồng đã tố giác gần 300 vụ việc, phát hơn 2.000 tờ rơi tuyên truyền. Nhiệm vụ của tổ, ngoài tuyên truyền cho chủ tàu, khách du lịch nắm được các hoạt động bị cấm tại vùng bảo vệ; các thành viên vừa tham gia khai thác vừa quan sát những tàu cá có biểu hiện vi phạm nguồn lợi thủy sản ven bờ thì sẽ tiến hành nhắc nhở, kịp thời cung cấp thông tin để đơn vị chức năng xử lý.

Theo Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, hoạt động của các tổ này mang lại hiệu quả rất lớn, cung cấp thông tin rất kịp thời để cơ quan chức năng xử lý.

Hiện các hoạt động của tổ đội còn gặp nhiều khó khăn như: Nhiều hoạt động phát triển du lịch, đánh bắt thủy sản quá mức gây hủy hại nặng nề đến tài nguyên biển; kinh phí duy trì hoạt động vẫn còn hạn chế; việc bán đảo Sơn Trà chưa có bảo tồn nên việc khoanh vùng để bảo vệ vẫn còn hạn chế;….

Vì vậy, để hỗ trợ các tổ đội phát huy vai trò trong bảo vệ môi trường biển, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hỗ trợ phương tiện, chi phí phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát. Đồng thời khuyến khích ngư dân đóng tàu với công suất lớn để vươn khơi bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương và phát triển kinh tế cũng như tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Lưu Hương/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập540
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại850,471
  • Tổng lượt truy cập92,024,200
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây