Học tập đạo đức HCM

Những vườn bưởi đầy hứa hẹn

Thứ hai - 28/12/2020 20:16
Hà Nội vốn có một số cây ăn quả đặc sản như cam Canh, bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh…Sau khi sáp nhập Hà Tây vào thì có thêm một loạt giống khác.

Sự phong phú về giống

Có thể kể đến như bưởi đường La Tinh trồng tập trung tại xã Đông La, bưởi Quế Dương tại xã Cát Quế, bưởi đường Cát Quế tại xã Cát Quế, bưởi đường Hiệp Thuận tại xã Hiệp Thuận, bưởi đào chín sớm Song Phượng tại xã Đồng Tháp, bưởi Tam Vân tại xã Vân Hà, bưởi Thồ Phú Xuyên tại xã Bạch Hạ, bưởi chua đầu tôm tại xã Sài Sơn…

Tuy nhiên, việc phát triển cây ăn quả tại Hà Nội thời gian qua dù cho hiệu quả kinh tế nhưng vẫn còn một số tồn tại như tự phát, quy trình canh tác không đồng bộ dẫn đến số lượng, chất lượng, mẫu mã, quy cách sản phẩm...không đồng đều. Bên cạnh đó, công tác giống và quản lý cây giống còn nhiều bất cập; liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ còn lỏng lẻo; vai trò doanh nghiệp trong chuỗi giá trị còn mờ nhạt; cơ sở chế biến, bảo quản chưa đáp ứng được về quy mô, công nghệ; việc xây dựng thương hiệu nhãn mác, chỉ dẫn địa lý chưa được quan tâm đúng mức...

Để khắc phục, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 439 ngày 23/01/2019 về Phê duyệt Kế hoạch phát triển bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản đến năm 2020, định hướng đến 2025. Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội là đơn vị được giao thực hiện nội dung ấy. Trong 2 năm (2019 - 2020), Trung tâm đã phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tổ chức 1 lớp đào tạo cho 12 học viên. Phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả và Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây tổ chức 6 lớp tập huấn cho cán bộ HTX, nông dân tiêu biểu của 17 xã của 7 huyện. Tổ chức 60 lớp tập huấn cho cán bộ, HTX, nông dân các xã 23 xã của 8 huyện. Vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển được 123 ha bưởi các loại.   

Vườn bưởi của xã Nam Phương Tiến. Ảnh: NNVN.

Vườn bưởi của xã Nam Phương Tiến. Ảnh: NNVN.

Cơ cấu giống có sự phong phú lên bưởi đỏ Tân Lạc (68 ha), bưởi Diễn (22 ha), bưởi Tam Vân (29 ha), bưởi chua đầu tôm Sài Sơn (5,0 ha), bưởi Thồ Bạch Hạ (10 ha). Kết quả trồng sau 1 năm cây bưởi có đường kính gốc tăng từ 1,0 lên 3 - 4 cm, đường kính thân đạt 1,8 - 2 cm, chiều cao đạt từ 1,3 - 1,6 m, tốc độ tăng trưởng của cây đảm bảo theo yêu cầu của cây giống. Cây đã có 4 cấp cành, lá xanh đậm, sinh trưởng phát triển khỏe, tỷ lệ sống đạt 98%.

Thông qua mô hình giúp cho nông dân môt cách nhìn mới trong việc trồng bưởi theo kỹ thuật mới giúp bưởi sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV một cách bừa bãi, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả sản xuất. Kết quả trên cũng cho thấy cây bưởi đỏ Tân Lạc phù hợp với chất đất, thổ nhưỡng vùng đất đồi gò của huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ.

Trung tâm đã hỗ trợ vật tư hệ thống tưới cho 105 ha bưởi trong đó 92 ha trồng mới. Kết quả tiết kiệm nước, giảm chi phí 10 – 15% chi phí nhân công chăm sóc, cây bưởi sinh trưởng phát triển tốt. Đối với diện tích bưởi thâm canh màu quả vàng tươi, quả bưởi chắc không bị xốp, năng suất tăng hơn 8% so với tưới rãnh truyền thống.

Mùa vàng ở xã Nam Phương Tiến. Ảnh: NNVN.

Mùa vàng ở xã Nam Phương Tiến. Ảnh: NNVN.

Thay đổi “đầu óc” cho các nhà vườn

Năm 2019, Trung tâm tổ chức xây dựng mô hình điểm sản xuất bưởi hữu cơ và áp dụng kỹ thuật đồng bộ với quy mô 4 ha, được thực hiện tại xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ (2,0 ha), Vân Hà - huyện Phúc Thọ (0,8 ha), Cát Quế - huyện Hoài Đức (0,5 ha), Sài Sơn - huyện Quốc Oai (0,7 ha). Với các biện pháp kỹ thuật như sử dụng phân bón hữu cơ, đạm thực vật. Chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bưởi giai đoạn phân hóa mầm hoa: bón thúc phân giai đoạn phân hóa hoa, phun bổ sung phân bón lá, phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp hại hoa trước khi cây nở hoa.

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật và phối hợp với dân thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây bưởi Diễn trong mô hình bằng phấn bưởi chua và bưởi Diễn trong vườn kết hợp biện pháp rung cây vào mỗi sáng sớm, hoặc chiều tối mát…Năng suất: 31,3 tấn/ha, hiệu quả kinh tế (triệu/ha): 739,5 triệu đồng, tăng hơn so với sản xuất truyền thống 150,5 triệu đồng/ha/năm, tương ứng 20,4%/năm.

Từng bước làm thay đổi một số thói quen canh tác cũ, nhằm bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái, sản xuất bền vững. Cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ giai đoạn chuyển đổi cho 4 ha tại xã Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ (2,0 ha), Vân Hà - huyện Phúc Thọ (0,8 ha), Cát Quế - huyện Hoài Đức (0,5 ha), Sài Sơn - huyện Quốc Oai (0,7 ha).

Song song với đó, năm 2019, Trung tâm tổ chức xây dựng mô hình điểm sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn Việt Nam với quy mô: 9 ha, được thực hiện tại xã: Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ (4ha); Vật Lại - huyện Ba Vì (02 ha); Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng (1,0 ha); Vân Hà - huyện Phúc Thọ (1,0 ha); Thị trấn Xuân mai - huyện Chương Mỹ (1,0 ha).

Trao đổi kỹ thuật giữa nhà vườn và lãnh đạo xã Nam Phương Tiến. Ảnh: NNVN.

Trao đổi kỹ thuật giữa nhà vườn và lãnh đạo xã Nam Phương Tiến. Ảnh: NNVN.

Các biện pháp kỹ thuật mới như: Cắt tỉa, chăm sóc sau thu hoạch quả tạo bộ tán thông thoáng, kích thích lộc thu (cành quả năm sau) hình thành: Cắt toàn bộ cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, bấm bỏ bớt đầu cành của những cành vừa cho thu hoạch quả. Hướng dẫn xử lý ra hoa đậu quả, ra hoa đồng loạt, hạn chế rụng quả. Hướng dẫn kỹ thuật ghép bổ sung giống bưởi khác, thụ phấn bổ sung để tăng tỷ lệ đậu hoa quả. Sử dụng túi bao quả bưởi nhằm hạn chế sâu bệnh hại, chống dám quả tăng mẫu mã quả.

Kết quả, giúp năng suất đạt 32,3 tấn/ ha, hiệu quả đạt 690,6 triệu đồng/ha/năm (tương đương 14,7%); đồng thời tạo sự chuyển biến mới trong tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa những nông dân có diện tích nhỏ lẻ thành một tổ chức có quy mô lớn, tập trung, giúp tăng thêm tính cộng đồng trong sản xuất, áp dụng kỹ thuật. Qua đó đã giúp giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước trong vùng sản xuất...

Tổ chức lựa chọn làm điểm ghép cải tạo những vườn bưởi già cỗi, vườn bưởi kém hiệu quả sang bưởi Đỏ Tân Lạc, bưởi Tam Vân với quy mô 7,0 ha. Kết quả, đã ghép được 3.500 cây bưởi, số lượng mắt ghép bình quân 1 cây từ 15 mắt trở lên, tỷ lệ sống đạt 95 - 98%. Ghép cải tạo vườn bưởi đã khắc phục được cơ bản việc phải phá bỏ vườn cây có năng suất, chất lượng kém do trồng phải giống kém chất lượng, tạo thu nhập cao cho nông dân ngoại thành Hà Nội.

Để tăng giá trị cho quả bưởi, đơn vị đã hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật và bảo quản 2.400 kg quả bao gồm các giống bưởi đào chín sớm Đan Phượng, bưởi đường Hiệp Thuận, bưởi đường La Tinh, bưởi đường Tam Vân, bưởi chua đầu tôm Sài Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc tại Trạm thực nghiệm cây trồng bằng chế phẩm sáp ong (Palmitomilixilic) và sáp Polyethylene.

Kết quả, tỷ lệ hao hụt: Mẫu bưởi thồ Bạch Hạ sau 90 ngày bảo quản tỷ lệ hao hụt khối lượng là 8,5%, bưởi Quế Dương sau 80 ngày tỷ lệ hao hụt khối lượng là 7%, bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi Tam Vân sau 50 ngày tỷ lệ hao hụt khối lượng  lần lượt 3,8 % và 3,5%, bưởi Diễn sau 20 ngày tỷ lệ hao hụt khối lượng là 1,6%. Không chỉ thay đổi màu sắc vỏ quả bưởi rất ít mà độ Brix đều tăng, chất lượng kéo dài hơn so với đối chứng 60 - 90 ngày, tùy từng giống, mẫu mã đẹp; tỷ lệ hao hụt < 10%.

Hỗ trợ thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ Thủ đô tại huyện Ba Vì, HTX nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến - huyện Chương Mỹ.

Xác lập quyền nhãn hiệu tập thể 2 bưởi Tam Vân - Vân Hà, bưởi chua đầu tôm Sài Sơn. Duy trì, phát triển 2 nhãn hiệu tập thể bưởi thồ xã Bạch Hạ - huyện Phú Xuyên và bưởi sạch Sóc Sơn. Hỗ trợ xây dựng 2 quy chế quản lý nhãn hiệu tập thể, thành lập 2 website, 2 bộ mẫu hệ thống dấu hiệu nhận diện, nhãn, bao bì...Nhãn hiệu bưởi Thồ, bưởi sạch Sóc Sơn, giá bán của các sản phẩm bưởi sau khi được bảo hộ đều có xu hướng tăng như: bưởi Thồ Bạch Hạ giá bán tăng từ 25.000 đồng/quả lên 35.000 - 40.000 đồng/quả so với trước khi được bảo hộ.

Một tương lai đầy hứa hẹn đã mở ra cho những nhà vườn trồng bưởi tại Hà Nội.

https://nongnghiep.vn/nhung-vuon-buoi-day-hua-hen-d280543.html
Theo PV/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại176,318
  • Tổng lượt truy cập92,553,982
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây