Học tập đạo đức HCM

Nông dân Lê Văn Nghiệm thành công mô hình sản xuất đa canh kết hợp

Thứ hai - 05/10/2020 23:45
Kể từ khi nhà nước cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú Lê Văn Nghiệm, ở khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh đã mạnh dạn thực hiện mô hình trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cua kết hợp. Nhờ siêng năng, cần cù trong lao động và chịu khó học hỏi, áp dụng kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả vào sản xuất nên nhiều năm liền gia đình chú Nghiệm trúng mùa bội thu.

 



Chú Nghiệm đặt lú để thu hoạch tôm.
 

Trước đây, đồng đất của gia đình chú Lê Văn Nghiệm chỉ cấy được một vụ lúa mùa, cho năng suất thấp nên cuộc sống kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, túng thiếu.

Những năm gần đây, nhà nước cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nuôi tôm trên đất cấy lúa, chú Nghiệm là một trong những nông dân thực hiện mô hình sản xuất lúa - tôm kết hợp đã mang lại hiệu quả cao.

Khi mới thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chú Nghiệm cũng như nhiều hộ nông dân khác thị trấn U Minh chỉ chú trọng đến việc nuôi tôm. Nhưng chỉ được vài năm, môi trường nước bắt đầu bị ô nhiễm, tôm nuôi chậm lớn, nếu lớn thì bị mềm vỏ, bán không có giá, năng suất đạt không cao. Nhiều khi tôm nuôi bị bệnh kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Thế là chú Nghiệm tranh thủ thời gian đi tham quan, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ các mô hình nuôi tôm – cua – trồng lúa kết hợp đạt hiệu quả cao của một số hộ nông dân trong vùng. Đồng thời, tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trong sản xuất và thực hiện chủ trương trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm do địa phương phát động.

 


Nhiều năm liền mô hình nuôi tôm, nuôi cua, trồng lúa kết hợp của chú Nghiệm đạt hiệu quả cao.


Với 3ha đất sản xuất nông nghiệp của gia đình, mỗi năm chú Nghiệm trồng một vụ lúa mùa và thu hoạch trên 300 giạ, để lại gia đình ăn khoảng 100 giạ, còn lại khoảng 200 giạ để bán. Bên cạnh trồng lúa, 1 năm chú thả nuôi 3 vụ tôm sú, mỗi vụ 40.000 đến 50.000 con tôm giống. Sau 3 tháng nuôi bắt đầu cho thu hoạch và mỗi vụ chú Nghiệm có thu nhập khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Ngoài nuôi tôm, mỗi năm chú Nghiệm còn thả nuôi 2 vụ cua, mỗi vụ thả nuôi 8.000 đến 10.000 con cua giống. Từ mô hình sản xuất trồng lúa – nuôi tôm – nuôi cua kết hợp này, trong 5 năm trở lại đây, năm nào gia đình chú Nghiệm cũng có thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng. Nhờ nguồn thu nhập này, mà kinh tế gia đình chú ngày một khấm khá hơn. Mới đây, chú Nghiệm đã xây dựng ngôi nhà ở khang trang và trị giá trên 500 triệu đồng. Các con của chú, giờ đây ai cũng lập gia đình và ra sống riêng tư cuộc sống người nào rất ổn định.

Để thực hiện thành công mô sản xuất đa canh kết hợp mang lại hiệu quả cao, chú Nghiệm lao động gần như không nghỉ tay. Ngày nào cũng vậy, hết hốt rong, làm cỏ xung quanh bờ, dưới vuông, rồi nạo vét kênh mương, bơm nước mặn từ sông vào vuông, đặt lú, bắt tôm… Dù công việc làm không lúc nào rảnh tay nhưng chú Nghiệm vẫn tranh thủ thời gian đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm một số mô hình nuôi tôm - nuôi cua - trồng lúa có hiệu quả của những nông dân trong khu vực để về áp dụng làm theo. Bên cạnh đó, chú Nghiệm còn tích cực tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi - trồng trọt do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh tổ chức. Buổi tối, chú còn tranh thủ xem đài, đọc báo, tra cứu trên mạng để tìm kiếm những mô hình nuôi tôm – nuôi cua – trồng lúa đạt hiệu quả cao để làm theo. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nên năm nào gia đình chú Nghiệm cũng đạt năng suất, hiệu quả cao trong sản xuất. Chú Nghiệm cho biết: “Đã là nông dân thì không nên sản xuất độc canh, không phải nuôi một con mà phải nuôi nhiều con, trồng nhiều thứ. Nếu thất cái này thì còn cái kia, người nông dân không sợ mất mùa, thiếu đói. Đối với nuôi tôm, nuôi cua mà trồng kết hợp thêm một lúa thì nó có lợi về nhiều mặt, nhất là tận dụng, khai thác hết những tiềm năng đất đai sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Hơn nữa, việc trồng lúa sẽ góp phần cải tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Trong quá trình cấy lúa, con tôm, con cua cũng có nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn. Khi thu hoạch xong vụ lúa, gốc rạ mục ra sẽ giúp cho rêu tảo phát triển, làm thức ăn cho tôm. Lúa thu hoạch được, gia đình mình không phải mua lúa để ăn mà còn có dư ra để bán kiếm tiền”.  
 

 

Chú Nghiệm cắt tỉa hàng rào cây xanh trước nhà để góp phần xây dựng thị trấn U Minh đạt chuẩn “Đô thị văn minh”.
 

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, chú Nghiệm còn tích cực tham các phong do địa phương phát động. Dù tuổi sao, sức yếu, thường hay bệnh tật nhưng khi chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động trồng hàng rào cây xanh để thị trấn U Minh đủ điều kiện đạt chuẩn “Đô thị văn minh” theo kế hoạch đã đề ra thì chú Nghiệm đăng ký thực hiện làm ngay. Trên phần đất mặt tiền của gia đình dài 36 mét, chú cải tạo đất và đi xin cây bông trang giống về trồng. Nhờ thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa, đến nay hàng rào cây xanh của gia đình chú Nghiệm đã trở thành một trong những hàng rào cây xanh đẹp của khóm. Ngoài ra, chú Nghiệm còn sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất cho bà con nông dân trong xóm khi có nhu cầu nuôi tôm - cua - trồng lúa để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống. Nhiều năm liền, chú Nghiệm được Chủ tịch UBND huyện U Minh tặng giấy khen “Nông dân sản xuất giỏi”. Chú Nghiệm xứng đáng là một trong những nông dân điển hình trong lao động, sản xuất giỏi ở địa phương và đáng để cho những nông dân khác học tập và làm theo.

Theo Hùng Phước/camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại303,997
  • Tổng lượt truy cập92,681,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây