Học tập đạo đức HCM

“Ông lớn” Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD nuôi gà chuồng lạnh, đạt 349 chỉ tiêu cực khắt khe

Thứ tư - 02/06/2021 21:48
Từng trải qua nghề lơ xe, bốc vác kiếm sống, ông Vũ Mạnh Hùng và vợ bén duyên với nghề chăn nuôi từ đàn gà vài nghìn con. Nhờ cần mẫn, ham học hỏi và tư duy nhạy bén, từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ông Hùng đã vươn lên xây dựng thành doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm hàng đầu Việt Nam.

Tập đoàn Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD mua dây chuyền chăn nuôi từ châu Âu

Gần 4 năm trước, tại Cảng quốc tế Long An, Tập đoàn Hùng Nhơn là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu thành công 400 tấn thịt gà sang thị trường Nhật Bản. 

Đặc biệt, đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên được Tổ chức Chứng nhận Quốc tế Control Union trao giấy chứng nhận GlobalGAP vào năm 2018 cho Trang trại gà thịt Thùy Thảo, khi đạt được 349 chỉ tiêu cực kì khắt khe của Global GAP, cao gấp mấy trăm lần so với tiêu chuẩn VietGAP, chỉ có 12 tiêu chí.

“Ông trùm” nuôi gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD chuyển đổi số - Ảnh 1.

Công nhân đang kiểm tra đàn gà đẻ trứng tại trang trại của Hùng Nhơn

Giấy chứng nhận này không chỉ là tấm giấy "thông hành" cho sản phẩm chăn nuôi của Hùng Nhơn thâm nhập vào các thị trường khó tính, mà còn nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. 

Để có được điều đó, ông Vũ Mạnh Hùng cho biết, ngay từ ban đầu xây dựng trang trại nuôi gà lạnh, ông đã quyết tâm đi theo con đường chăn nuôi sạch, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Với tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực chăn nuôi, ông Hùng đã mạnh tay đầu tư hàng triệu USD mua sắm dây chuyền chăn nuôi lạnh hiện đại của châu Âu để áp dụng cho hệ thống trang trại tại xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú.

“Ông lớn” gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD cho chuyển đổi số - Ảnh 2.

Sau khi gà đẻ trứng, trứng sẽ tự động lăn vào máng phía dưới, băng chuyền đẩy ra ngoài cho công nhân thu nhặt.

Trên diện tích đất 7ha có 8 dãy chuồng nuôi gà, mỗi dãy nuôi hơn 41.000 con. Tất cả các công đoạn chăm sóc gà từ cho ăn, uống nước, lấy trứng, lấy phân… đều bằng dây chuyền tự động, do đó chỉ cần vài lao động trông coi. 

Cám cho gà từ lò hơi ở bên ngoài được chuyển tự động đến các chuồng, chảy vào từng máng. Khi gà đẻ thì trứng sẽ tự động lăn vào máng phía dưới, sau đó băng chuyền đẩy ra ngoài. 

“Ông lớn” gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD cho chuyển đổi số - Ảnh 3.

Dù mật độ chăn nuôi cao nhưng bên trong chuồng gà luôn đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát nhờ đầu tư công nghệ cao, quản lý bằng máy móc hiện đại.

Công nhân chỉ việc lấy trứng, phân loại và sau đó xử lý sạch, sát trùng để xếp vào khay. Phân gà được chuyển ra phía sau của trại nuôi, sau đó sẽ có xe đến chở về nhà máy chế biến phân bón hữu cơ Đồng Phú ở cách đó vài cây số.

Hiện sản lượng trứng tại các trại gà đẻ đạt gần 315.000 quả/ngày, tương đương 130 triệu quả trứng mỗi năm. Trứng gà của Hùng Nhơn hiện đang được hợp tác tiêu thụ với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.

“Ông lớn” gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD cho chuyển đổi số - Ảnh 4.

Hiện sản lượng trứng tại trại gà đẻ của Tập đoàn Hùng Nhơn đạt gần 315.000 quả/ngày.

Ở cách đó khoảng 8km là trại chăn nuôi gà thịt Thùy Thảo được xây dựng trên diện tích 20ha, gồm 20 trại nuôi gà lạnh, được áp dụng theo công nghệ tiên tiến của Tập đoàn Big Dutchman (CHLB Đức). Tất cả các công đoạn trong suốt quá trình nuôi đều được tự động hóa, với tổng đàn gà hơn 3 triệu con/năm.

Để thực hiện 2 dự án chăn nuôi gà này, Tập đoàn Hùng Nhơn đã hợp tác với Tập đoàn De Heus (Hà Lan) chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi; Công ty CP Bel Gà (Vương quốc Bỉ) chuyên cung cấp gà giống tại thị trường Việt Nam và Công ty TNHH San Hà - chuyên cung ứng gà thịt thương phẩm cho các siêu thị trong nước, tạo thành chuỗi liên kết hợp tác hiệu quả và bền vững.

Tổng mức đầu tư cho 2 trang trại gà đẻ trứng và gà thịt này hơn 180 tỷ đồng.

“Ông lớn” gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD cho chuyển đổi số - Ảnh 5.

Trại nuôi gà lạnh của Tập đoàn Hùng Nhơn được áp dụng theo công nghệ tiên tiến của Tập đoàn Big Dutchman (CHLB Đức)

Tập đoàn Hùng Nhơn thay đổi phương thức quản lý, đẩy mạnh chuyển đổi số

Chia sẻ với PV, ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết: Chúng tôi quyết định tham gia vào mô hình liên kết chăn nuôi gà xuất khẩu theo chuỗi. Đây là quyết định vô cùng đúng đắn, bởi nhờ làm ăn theo chuỗi, chúng tôi khai thác được tối đa thế mạnh của mình. 

Công ty Bel Gà cung cấp con giống chất lượng, Tập đoàn De Heus cung cấp thức ăn chăn nuôi, các công ty khác thực hiện khâu chế biến, giết mổ, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Còn chúng tôi đảm bảo tổ chức sản xuất chăn nuôi đạt chuẩn.

Với nền tảng công nghệ hiện đại nhất hiện nay của Tập đoàn Big Dutchman (CHLB Đức), tất cả hệ thống trang trại của chúng tôi đều được áp dụng theo tiêu chuẩn khắt khe của Global G.A.P. và ISO 9001:2008. Toàn bộ đàn gà nuôi theo công nghệ chuồng lạnh, đạt 349 tiêu chí của GlobalGAP.

“Ông lớn” gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD cho chuyển đổi số - Ảnh 6.

Một góc trang trại nuôi gà áp dụng công nghệ chuồng lạnh hiện đại của Tập đoàn Hùng Nhơn.

Khác với công nghệ cao, đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, việc chuyển đổi số của chúng tôi, chính là thay đổi phương thức quản lý. Theo đó, nhờ vào máy móc, con người không cần có mặt trực tiếp tại trang trại. 

“Ông lớn” gà lạnh Hùng Nhơn đầu tư hàng triệu USD cho chuyển đổi số - Ảnh 7.

Trang trại nuôi gà của Hùng Nhơn được đầu tư xây dựng hiện đại, cách xa khu dân cư với cây xanh bao quanh.

Việc chăn nuôi, điều hành trang trại bây giờ là một quy trình khép kín bằng công nghệ, như giống chất lượng cao, thức ăn, nước uống được điều phối tự động với hàm lượng chính xác cao, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc...

Ông Vũ Mạnh Hùng nhận định, nhờ áp dụng công nghệ 4.0, con người không cần phải có mặt trực tiếp tại chuồng gà mà có thể điều khiển được từ xa. 

Cái hay là máy móc giúp chúng ta kết nối tất cả các trang trại với nhau. Điều này giúp quản lý dễ dàng, từ đó giúp giảm nhân công trong các khâu, giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất, giảm rủi ro dịch bệnh…

Tập đoàn Hùng Nhơn hiện sở hữu 14 Công ty thành viên và hệ thống chuỗi DHN, với khoảng 1.000ha trang trại tại khu vực Đông Nam Bộ, khu vực Tây Nguyên.

Trong đó hệ thống trang trại gà thịt cung cấp cho thị trường hơn 3 triệu con gà mỗi năm; hệ thống trang trại gà đẻ cung cấp hơn 130 triệu quả trứng mỗi năm.

Ngoài ra, Tập đoàn còn có các trang trại nuôi heo giống cụ, kỵ, ông bà, bố mẹ và heo thương phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế với tổng sản lượng 14.000 con heo giống (bố mẹ) và 375.000 con heo thương phẩm mỗi năm.

 

Đẩy mạnh liên kết chuỗi, chuyển đổi số trong nuôi gà, heo

Tập đoàn Hùng Nhơn do ông Vũ Mạnh Hùng làm chủ được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết chuỗi trong chăn nuôi, với quy mô đàn gia cầm, gia súc vào loại lớn nhất nhì ở khu vực Đông Nam Bộ.

Năm 2019, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus đã bắt tay triển khai xây dựng Dự án Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk. Tại đây, 2 tập đoàn sẽ xây dựng trại nuôi heo giống có quy mô 2.500 heo nái cụ kị, hàng năm sản xuất ra khoảng 24.000 heo nái bố mẹ và heo nái hậu bị, cùng khoảng 48.000 con heo thịt.

Toàn bộ dự án sẽ áp dụng công nghệ 4.0, vận hành hoàn toàn tự động, gắn với bảo vệ môi trường.

Tháng 4/2021 vừa qua, 2 tập đoàn Hùng Nhơn, De Heus cùng Công ty CP Bel Gà đã khánh thành Nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao Bel Gà Tây Ninh, tại KCN Thành Thành Công, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.

Nhà máy có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 15.000m2. Công suất thiết kế của nhà máy đạt trên 19 triệu gà con/năm vào giai đoạn I và sẽ mở rộng công suất lên đến 38,4 triệu gà con/năm vào giai đoạn II.

https://danviet.vn/ong-lon-hung-nhon-dau-tu-hang-trieu-usd-nuoi-ga-chuong-lanh-dat-349-chi-tieu-cuc-khat-khe-20210412072509817.htm

Theo Minh Huệ/danviet.vn





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay35,924
  • Tháng hiện tại877,125
  • Tổng lượt truy cập93,254,789
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây