Học tập đạo đức HCM

Triển vọng nuôi cá chình trên sông Trà Khúc

Thứ hai - 24/05/2021 06:10
Huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đang khai thác tiềm năng mặt nước sông Trà Khúc để nuôi cá lồng, nhất là mô hình nuôi cá chình trong lồng đang cho thấy nhiều triển vọng.

Nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh có lợi thế mặt nước sông Trà Khúc, rất thuận lợi cho việc nuôi cá trong lồng. Năm 2020, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh đã triển khai mô hình trình diễn nuôi cá chình trong lồng cho 2 hộ ở thôn Tây, xã Tịnh Sơn. 

Chị Tôn Thị Ái, thôn Tây, xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh), một trong 2 hộ được chọn thực hiện mô hình nuôi cá chình trong lồng vui vẻ cho biết: Chị được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh hỗ trợ thả 150 con cá chình giống trên thể tích 10 m3, trọng lượng bình quân 0,15 kg/con. Chị đã ngăn lồng cá làm 2 ô, mỗi ô nuôi 75 con.

Một số mô hình nuôi cá chình trong lồng trên sông Trà Khúc ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bước đầu cho hiệu quả tốt. Ảnh: Thu Phượng.

Một số mô hình nuôi cá chình trong lồng trên sông Trà Khúc ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bước đầu cho hiệu quả tốt. Ảnh: Thu Phượng.

Qua 12 tháng nuôi (từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021), tỷ lệ cá sống tại hộ chị Ái đạt trên 83%. Hiện 2 lồng còn 125 con cá, trọng lượng đạt bình quân 1 kg/con. Giá cá chình hiện nay khoảng 600.000 đồng/1kg, 125 con cá chình của chị Ái sẽ cho thu nhập 75 triệu đồng, trừ chi phí lãi trên 16,1 triệu đồng.

Theo chị Ái, số cá này chị sẽ tiếp tục nuôi cho đến cuối năm 2021 mới xuất bán. Dự tính đến cuối năm, lượng cá sẽ tăng lên khoảng 2 kg/con, thu nhập của chị sẽ được gấp 2 lần so với thời điểm này.

Tương tự như chị Tôn Thị Ái, anh Lê Tấn Kiều, cũng được nhận 150 con cá chình giống do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cấp (trọng lượng bình quân ban đầu 1 lạng rưỡi/con).

Anh Kiều lựa chọn cá và nuôi trong 2 ô lồng, ô lớn nuôi 90 con, ô nhỏ nuôi 60 con. Lồng được làm chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ trước khi thả cá vào nuôi. Anh đã thực hiện việc thuần hóa và tắm cá theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Sau 12 tháng nuôi, cá chình cho trọng lượng bình quân hơn 1 kg/con. Ảnh: Thu Phượng.

Sau 12 tháng nuôi, cá chình cho trọng lượng bình quân hơn 1 kg/con. Ảnh: Thu Phượng.

Nhờ đó, cá ăn mạnh và phát triển nhanh. Hàng ngày, thức ăn dùng cho cá chình là thức ăn dạng viên và các loại cá nhỏ. Qua 12 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt trên 76%, hiện 2 ô lồng của anh còn 115 con, trọng lượng bình quân 1,2 kg/con. Với giá hiện tại ngoài thị trường khoảng 600.000 đồng/kg, số lượng 138 kg cá chình, anh Kiều có thu nhập trên 82,8 triệu đồng, trừ chi phí ước lãi trên 23,9 triệu đồng.

Anh cho biết, sẽ tiếp tục nuôi đàn cá này đến cuối năm với dự tính thu hoạch sẽ được gấp 2 lần hiện nay. Anh Kiều cho biết cá chình dễ nuôi, dễ sống, chịu đựng tốt với nguồn nước ô nhiễm, nóng cạn, do vậy đây là nghề làm ăn lâu dài của gia đình anh.

Ông Phạm Văn Tùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Sơn Tịnh cho biết: Với đặc điểm thuận lợi về mặt nước sông Trà Khúc, việc phát triển nghề nuôi cá chình lồng sẽ giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế.

Mô hình nuôi cá chình đang mở ra hướng mới nhằm khai thác tiềm năng mặt nước sông Trà Khúc. Ảnh: Thu Phượng.

Mô hình nuôi cá chình đang mở ra hướng mới nhằm khai thác tiềm năng mặt nước sông Trà Khúc. Ảnh: Thu Phượng.

Do vậy, đây là năm thứ 6, huyện đã triển khai thực hiện mô hình và đã đem lại hiệu quả cao. Mô hình được đầu tư trên 117,7 triệu đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ 50%, nhân dân đóng góp 50%. Các hộ dân được tập huấn kỹ thuật, cấp giống tận lồng nuôi, hướng dẫn chọn thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi sống, thuốc bổ vitaminC, Men Bio Bacter, sàn thức ăn tươi, sàn thức ăn chìm, ống nhựa trú núp cho cá, lưới lồng...

Mô hình được thực hiện với 2 hộ gồm 300 con cá chình, qua 12 tháng được theo dõi yếu tố môi trường nuôi theo tưng tháng, được hướng dẫn chăm sóc và đánh giá môi trường nước cũng như theo dõi tăng trọng của cá nên cá luôn khỏe mạnh, phát triển tốt, bình quân đạt 1,09 kg/con, tỷ lệ sống đạt 80%.

https://nongnghiep.vn/trien-vong-nuoi-ca-chinh-tren-song-tra-khuc-d291736.html
Theo Phượng Trần Thị/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay30,567
  • Tháng hiện tại915,323
  • Tổng lượt truy cập93,292,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây