Học tập đạo đức HCM

Truy xuất nguồn gốc nông sản: “Chìa khóa” tạo niềm tin cho người tiêu dùng

Thứ hai - 17/08/2020 19:30
HNP - Sau hơn 2 năm thực hiện Kế hoạch số 02/KH-UBND, ngày 03/01/2018, của UBND thành phố Hà Nội về “Duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020”, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến rõ nét. Không những phục vụ tốt yêu cầu của công tác quản lý, việc truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm còn là “chìa khóa” tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô.

Cấp 7.771 bộ mã truy xuất nguồn gốc nông sản

Xác định truy xuất nguồn gốc sản phẩm dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin từ nơi sản xuất, công đoạn chế biến, phân phối tiêu thụ sản phẩm…, hơn 2 năm qua, Sở NN&PTNT Hà Nội tập trung cao độ thực hiện kế hoạch của UBND thành phố. Đáng chú ý, đến nay, các đơn vị thuộc Sở đã hỗ trợ hướng dẫn và cấp tài khoản tham gia quản lý và duy trì hệ thống quản lý cho 2.746 cơ sở là các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, chế biến, sơ chế, đóng gói nông sản; đã cấp 7.771 bộ mã truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm lên hệ thống (tăng 4.571 mã sản phẩm so với năm 2018), trong đó, có hơn 1.200 mã sản phẩm có nguồn gốc của 35 tỉnh, thành phố.

Việc xây dựng, phát triển hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất trong quá trình sản xuất, mà người tiêu cùng cũng được hưởng lợi. Chị Nguyễn Thị Hường, phường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết: “Kể từ khi cơ quan chức năng thành phố triển khai hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc, tôi đến các điểm bán nông sản “sạch” đều yên tâm, bởi những mặt hàng được kiểm tra về chất lượng bằng điện thoại thông minh (Smartphone) nên biết rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm”. Theo chị Hường, cần có thêm nhiều điểm được ứng dụng nữa để người dân có thể dễ dàng tiếp cận nông sản sạch.

Đồng quan điểm trên, chị Nguyễn Thị Mai, phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) cho rằng, việc cơ quan chức năng thành phố triển hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo chị Mai, nhiều sản phẩm nông sản được bày bán ở siêu thị, trung tâm thương mại, chợ được dán tem, người tiêu dùng dễ dàng có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm bằng điện thoại thông minh từ nơi sản xuất, chế biến, lưu thông tiêu thụ sản phẩm, tránh mua phải hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn sản phẩm trà trộn trên thị trường.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, việc duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm là một trong những giải pháp hữu hiệu để kiểm soát, quản trị dòng sản phẩm, thống kê nghiên cứu thị trường, phát triển thương mại điện tử kết nối cung - cầu. Quan trọng hơn là bảo vệ người tiêu dùng thông qua ứng dụng công nghệ quét mã sản phẩm. Phát huy kết quả đạt được, dự kiến đến hết năm 2020, 100% các chuỗi cung cấp nông sản an toàn của Hà Nội được cấp mã truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử QR.

Tiếp tục phát huy tính ưu việt

Dù đạt được những kết quả tích cực, song quá trình duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố vẫn gặp một số khó khăn. Thứ nhất, hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dẫn về cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc hiện chưa cụ thể, chưa bắt buộc. Tiếp đến, việc tuyên truyền tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản và đăng ký QR cho sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn do các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chưa nhận thức được những lợi ích, hiệu quả việc này. Mặt khác, nông sản thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ qua các phương thức truyền thống thông qua chợ đầu mối, chợ dân sinh… Trong khi đó thói quen tiêu dùng của người dân, chưa quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nên chưa thúc đẩy mạnh việc ứng dụng thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.

Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, ước tính nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm của người dân Hà Nội mỗi tháng khoảng trên 7 nghìn tấn lương thực, thực phẩm, nông sản. Để đáp ứng nhu cầu, đến nay, Hà Nội và 21 tỉnh đã xây dựng và phát triển được 770 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó Hà Nội phát triển 138 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Toàn thành phố đã có 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Để bảo đảm các sản phẩm an toàn đến được với người tiêu dùng, cần có sự quản lý chặt chẽ, trong đó có việc duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm là một trong những giải pháp ưu việt.

Ông Tạ Văn Tường cho biết, để tiếp tục làm tốt nhiệm vụ trên, ngoài việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục hỗ trợ ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử bằng mã QR truy xuất nguồn gốc bảo đảm nông sản thực phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi, tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm như rau, thịt, thủy sản, gồm các nội dung: Xây dựng quy định và thiết lập mã số định danh đối với các cơ sở trong chuỗi nông sản thực phẩm an toàn; hỗ trợ thiết bị truy xuất công cộng tại các điểm kinh doanh nông sản thực phẩm. Đồng thời, tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng…

Theo Minh Huệ/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay37,729
  • Tháng hiện tại119,026
  • Tổng lượt truy cập88,797,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây