Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ: Chỉ 60 doanh nghiệp, thu về 335 triệu USD

Thứ ba - 27/10/2020 08:28
Tính đến nay, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã xuất đi được 180 nước, gồm Mỹ, thị trường EU, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., với giá trị kim ngạch lên tới 335 triệu USD/năm.

Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh

Thông tin này được ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản - cho biết tại Hội thảo "Thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ", diễn ra tại TP.HCM ngày 26/10.

Theo ông Toản, nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới, do đảm bảo cung cấp các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và xã hội. Đặc biệt, mới đây, Chính phủ vừa phê duyệt "Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030" sẽ tạo điều kiện cho lĩnh vực tiềm năng này phát triển tốt hơn.

Chịu khó làm nông nghiệp hữu cơ, nông dân Việt xuất đi Mỹ, EU… thu về hàng trăm triệu đô la mỗi năm - Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tại Hội thảo về nông nghiệp hữu cơ, diễn ra tại TP.HCM ngày 26/10. Ảnh: Hồng Phúc.

Lãnh đạo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết, diện tích canh tác hữu cơ của cả nước đã tăng từ hơn 53.000 ha năm 2016 lên khoảng 237.693 ha vào năm 2019. Cả nước hiện có khoảng 46 tỉnh, thành phố đang thực hiện và có phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

"Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp, tham gia xuất khẩu khoảng 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD mỗi năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới" - ông Nguyễn Quốc Toản thông tin.

Thị trường xuất khẩu nông sản hữu cơ của Việt Nam hiện nay là Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Singapore… Đây cũng là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất thế giới hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết thêm, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của toàn ngành nông nghiệp lên hơn 41 tỷ USD. Đặc biệt, trong giai đoạn Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì kim ngạch xuất khẩu nông sản 10 tháng đầu năm cũng được khoảng 30 tỷ USD.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định đầu ra cho nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ rất tốt. Với đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ vừa được Chính phủ phê duyệt, bộ - ngành và các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và người sản xuất nắm được các mục tiêu, nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, các địa phương phát huy tiềm năng, nhắm đến trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ đúng đề án.

Chú ý tiêu chuẩn hữu cơ

Chịu khó làm nông nghiệp hữu cơ, nông dân Việt xuất đi Mỹ, EU… thu về hàng trăm triệu đô la mỗi năm - Ảnh 2.

Mô hình trồng ớt hữu cơ xuất khẩu đi Nhật của một HTX nông nghiệp hữu cơ tại TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - ông Hà Phúc Mịch cho biết thêm: Đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tất yếu phải áp dụng theo một tiêu chuẩn phù hợp với thị trường có nhu cầu; để xác định là sản phẩm hữu cơ phải có đơn vị chứng nhận. 

Theo các doanh nghiệp, để đạt được chứng nhận này là không dễ dàng và phải trải qua quá trình chuẩn bị đất đai, nguồn nước, phân bón, chăm sóc, thu hoạch… Để xuất đi được nước nào, doanh nghiệp cần phải chủ động tuân thủ theo tiêu chuẩn của thị trường đó, mới có thể hái được quả ngọt.

Tuy nhiên, lãnh đạo Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho rằng: Thời gian qua đã xuất hiện một số chứng nhận sản phẩm hữu cơ không rõ ràng được bán trên thị trường. Dưới góc độ quản lý, ông cho rằng, chứng nhận là rất nhạy cảm, nếu quản lý, giám sát không tốt sẽ phản tác dụng như một số bài học trước đây. 

Tương tự, trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng: "Vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện nay là chất lượng chuẩn đầu ra, nhất là các sản phẩm hướng đến xuất khẩu thì phải theo chuẩn quốc tế". 

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng quan trọng nhất, với các địa phương, doanh nghiệp làm nông nghiệp hữu cơ là phải sản xuất và làm đúng thực chất, vì sức khỏe và nhu cầu của người tiêu dùng.

https://danviet.vn/xuat-khau-san-pham-nong-nghiep-huu-co-chi-60-doanh-nghiep-thu-ve-335-trieu-usd-20201026185119555.htm

Theo Hồng Phúc/danviet.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay33,946
  • Tháng hiện tại313,288
  • Tổng lượt truy cập92,690,952
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây