Học tập đạo đức HCM

Vùng na Chi Lăng được mùa kép, ước đạt hàng trăm tỷ đồng

Thứ năm - 16/08/2018 03:42
Những ngày này, người dân huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đang tất bật thu hoạch na. Năm nay lại được mùa, được giá...

Sản lượng cao hơn năm ngoái

Nhờ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nên cây na ở Chi Lăng (Lạng Sơn) sinh trưởng và phát triển tốt. Người dân gọi vui là “cây làm giàu”, bởi nó đem lại giá trị kinh tế cao, giúp họ có cuộc sống ổn định hơn.

08-50-17_nh_1
Thu hoạch na

Chúng tôi về xã Chi Lăng, nơi được mệnh danh là “vựa na” của huyện. Ngay từ đầu giờ chiều, bà con đã rục rịch lên sườn núi thu hoạch. Ông Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cho biết, từ lâu na đã trở thành cây trồng chủ lực của xã. Toàn xã trồng 355ha na, trong đó có 60ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, 5ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Những diện tích còn lại thực hiện SX theo hướng an toàn.

Ông Tuấn cho biết thêm, vụ na năm 2017, toàn xã thu được 3.200 tấn na, giá trị SX ước đạt gần 90 tỷ đồng. Năm 2018, dự kiến tăng lên 3.500 tấn, ước đạt trên 100 tỷ đồng.

“Có được kết quả trên là nhờ sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền. Ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện tổ chức các buổi tập huấn cho bà con nông dân SX theo tiêu chuẩn VietGAP, yêu cầu các hộ ký cam kết SX theo hướng sạch”, ông Tuấn thổ lộ.

Cũng theo ông Tuấn, vụ na năm nay vừa được mùa, vừa được giá. Bà con rất phấn khởi. Na loại 1 đang được bán với giá dao động từ 30 - 40 nghìn đồng/kg.

Anh Vũ Văn Phương (thôn Làng Đồn, xã Chi Lăng) chia sẻ, gia đình anh trồng hơn 1ha na theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2017, gia đình thu hoạch khoảng 3 tấn. Dự kiến, năm nay sản lượng sẽ cao hơn năm ngoái.

Theo anh Phương, trung bình 1 sào Bắc bộ sẽ trồng được 40 gốc na. Sau 1 thời giam chăm sóc, 1 cây cho thu hoạch từ 80 - 100 quả (khoảng 20 kg/cây). Hộ gia đình nào chăm sóc tốt, có thể hơn.

08-50-17_nh_2
Na Chi Lăng quả tròn, mắt to, thịt dày, kẽ mắt trắng, da xanh non

“Năm nay, na Chi Lăng được mùa kép. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tăng 10 nghìn đồng/kg. Hiện tại, giá bán dao động từ 35 - 40 nghìn đồng/kg. Thời điểm này, bà con đang tích cực thu hoạch na”, anh Phương vui mừng nói.

Xã Quang Lang là “hàng xóm” của xã Chi Lăng. Tại xã này, người dân cũng vui mừng, phấn khởi không kém so với xã bạn, họ đều khẳng định vụ na năm nay được mùa, các chủ vườn bội thu hơn năm ngoái. Trung bình, 1ha thu hoạch được khoảng 8 tấn. Với giá bán như hiện nay, người dân thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha.  

Dán tem truy xuất nguồn gốc

Na Chi Lăng nổi tiếng với đặc trưng là vị ngọt, hương thơm hấp dẫn, quả tròn, mắt to, thịt dày, kẽ mắt trắng, da xanh non… Bởi thế mà khi vào vụ, rất nhiều thương lái trong nước và người Trung Quốc đến tận vườn thu mua.

08-50-17_nh_3
Tại những vùng SX na theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân treo bẫy ruồi đục quả
Lạng Sơn hiện có 2.800ha na, tập trung ở 2 huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Sản lượng hàng năm ước đạt trên 26.000 tấn, giá trị kinh tế ước đạt trên 700 tỷ đồng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Chi Lăng, toàn huyện trồng khoảng 1.600ha na, tập trung ở các xã Chi Lăng, Quang Lang, Sao Mai, thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng… Trong đó, có 160ha theo tiêu chuẩn VietGAP và 50ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chi Lăng cho biết, ngay từ đầu năm, Phòng NN-PTNT huyện đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức phát động SX na theo hướng an toàn theo Thông tư 51 của Bộ NN-PTNT. Từ tháng 4/2018, đơn vị đã giám sát việc trồng na của bà con, vận động trồng đồng loạt sử dụng phương pháp đặt bẫy Pheromone phòng trừ ruồi đục quả.

Cũng theo ông Chung, vụ na năm 2018, dự kiến toàn huyện đạt 30.000 tấn na. Tăng 2.000 tấn so với năm ngoái. Điểm nhấn của vụ na năm nay là sẽ dán tem truy xuất nguồn gốc trên những quả na được SX trong vùng an toàn, để hướng tới xuất khẩu vào thị trường khó tính.

“Để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho na, ngày 18/8 tới đây “Ngày hội na Chi Lăng 2018” sẽ được khai mạc tại xã Quang Lang, huyện Chi Lăng. Ngày hội sẽ có chuỗi các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại. Tiếp đó, từ ngày 22 - 28/8, tại Hà Nội, ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Việt Nam tổ chức tuần lễ “Triển lãm đặc sản na Chi Lăng”, ông Chung cho hay.

08-50-17_nh_4
Dọc hai bên đường QL.1A, người dân bày bán na
Na Chi Lăng đã trở thành một thương hiệu và ngon nổi tiếng nhất miền Bắc hiện nay. Năm 2011, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH-CN) đã ra quyết định cấp giấy đăng ký nhãn hiệu “Na Chi Lăng”. Đến năm 2013, na Chi Lăng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đưa vào danh sách 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam…
MAI CHIẾN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay37,611
  • Tháng hiện tại234,585
  • Tổng lượt truy cập92,612,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây