Học tập đạo đức HCM

Lục Nam – Bắc Giang: Tổ chức ngày hội mỗi làng một sản phẩm

Thứ sáu - 22/09/2017 05:31
(TN&MT) - Lục Nam là huyện miền núi, việc tổ chức Ngày hội mỗi làng một sản phẩm lần thứ nhất năm 2017, đây là cú hích nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, thúc đẩy KT-XH của huyện phát triển.

Sản phẩm lợi thế

Lục Nam có nhiều sản vật được thiên nhiên ưu ái, tạo ra nét riêng biệt, phải kế tới cây na dai, với hương vị ngọt mát, nhiều cùi, được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Mấy năm gần đây, do đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị từ loại cây này được nâng lên. Hiện diện tích na dai đạt 1.715 ha, trong đó diện tích sản xuất theo hướng VietGAP 700 ha, sản lượng ước 14.000 tấn, mỗi năm cho doanh thu hơn 40 tỷ đồng. Vùng trồng na tập trung chủ yếu ở các xã Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Cương  Sơn và Đông Phú.

Cây na dai đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Lục Nam
Cây na dai đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Lục Nam

Ngoài cây na dai, cây dứa trái mùa có khoảng 400ha, trong đó sản xuất theo hướng VietGAP 60ha, sản lượng đạt 9.500 tấn, chủ yếu chín vào đầu và cuối năm. Sản vật tiếp theo phải kể tới hạt dẻ Tứ Sơn, Lục Nam là địa phương duy nhất ở miền núi phía Bắc giữ được rừng dẻ tái sinh, diện tích 1.100ha. Ngoài ra, huyện còn có nhiều sản vật như: Vải thiều, khoai lang, củ đậu, nhãn, dê, nhím… hàng năm ước đạt doanh thu trên 4.000 tỷ đồng, chiếm 37% cơ cấu kinh tế của huyện.

Mặc dù có những thế mạnh song chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Lục Nam chưa mạnh. Tại địa bàn chưa hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh quy mô lớn. Trong khi đó, khả năng nắm bắt thông tin thị trường của người dân còn thấp, nguồn lực để đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.

Ông Vũ Văn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam cho biết, huyện sẽ tập trung xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm nông sản chủ lực. Đồng thời phát triển các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, phấn đấu mỗi làng có một sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tập trung và chuyên canh cao.

Cần cú hích cho nông nghiệp

"Ngày hội mỗi làng một sản phẩm" lần thứ nhất năm 2017 được UBND huyện Lục Nam tổ chức trong ba ngày, từ 22 - 24/9 là cơ hội để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh mỗi vùng miền ở địa phương.

Ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch UBND xã Khám Lạng cho biết: Người dân trong xã háo hức chuẩn bị tham gia Ngày hội. Việc chọn lựa những sản phẩm đặc trưng của xã được thực hiện chu đáo.

Được biết, huyện Lục Nam định hướng mỗi xã, thị trấn tuyển chọn ít nhất 8 sản phẩm tham gia một gian hàng tại Ngày hội, riêng xã Khám Lạng lựa chọn hơn 10 mặt hàng tiêu biểu, trong đó có khoai sọ, hoa, cà chua, hành tỏi và dưa hấu. Một số hộ có sản phẩm đặc trưng cũng tham gia trưng bày trong gian hàng như: Tương bà Năng, Rượu Cương Hường...

Tại "Ngày hội mỗi làng một sản phẩm huyện Lục Nam", các mặt hàng được quảng bá rất đa dạng, phong phú gồm: Dứa, vải thiều, nhãn, na dai, hạt dẻ…cây dược liệu, trứng gà, mật ong, gà, lợn thương phẩm, vịt trời, chim bồ câu Pháp, vải thổ cẩm, rượu… Khách có nhu cầu mua hàng sẽ được đáp ứng.

Tất cả có 27 gian hàng của các xã, thị trấn, 5 gian hàng của Hội sinh vật cảnh, một số cơ sở kinh doanh, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, 3 gian hàng của Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ và một số cơ quan khác, 5 gian hàng của các cơ sở chế biến, sản xuất nông sản, thực phẩm.

Mục tiêu cốt lõi của Ngày hội là nhằm giúp nông dân trên địa bàn huyện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

Ông Đặng Văn Nhà, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam, Trưởng ban tổ chức Ngày hội cho biết: Ngày hội mỗi làng một sản phẩm sẽ là nơi giới thiệu tiềm năng, lợi thế, các chủ trương, định hướng chính sách của huyện nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị. Đây cũng được xem là hướng đi đột phá kích thích ngành nông nghiệp địa phương phát triển, tiến tới ổn định thu nhập cho người nông dân, từng bước xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Lê Xuân/baotainguyenmoitruong.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,291,069
  • Tổng lượt truy cập88,646,139
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây