Học tập đạo đức HCM

Tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ

Thứ ba - 16/01/2018 03:06
Tiếp theo nội dung đăng tải trên Đặc san Người Chăn nuôi tháng 11, kỳ này chúng tôi tiếp tục đăng tải nội dung tiêu chuẩn chăn nuôi hữu cơ, được Bộ Khoa học Công nghệ quy định tại TCVN 11014 ngày 27/9/2017.

Các tiêu chí riêng cho các chất phụ gia và các chất hỗ trợ chế biến

a. Chất liên kết, chất chống vón cục, chất nhũ hóa, chất ổn định, chất làm đặc, chất hoạt động bề mặt, chất đông tụ: chỉ sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên; 

b. Chất chống ôxy hóa: chỉ sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên; 

c. Chất bảo quản: chỉ sử dụng các axit có nguồn gốc tự nhiên; 

d. Chất tạo màu, chất tạo hương, chất kích thích ăn ngon miệng: chỉ sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên; 

e. Probiotic, enzyme và vi sinh vật: được phép dùng; 

f. Thuốc kháng sinh, thuốc trị cầu trùng, thuốc trị bệnh, chất kích thích tăng trưởng hoặc bất cứ chất nào nhằm kích thích sinh trưởng hoặc kích thích sinh sản đều không được dùng làm TĂCN. 

- Có thể sử dụng muối biển, muối mỏ, nấm men, enzyme, đường, các sản phẩm đường (ví dụ: mật rỉ) và mật ong làm phụ gia và chất hỗ trợ chế biến để ủ chua, các chất này không được có nguồn gốc từ các sinh vật biến đổi gen. 

- Khi điều kiện thời tiết không thích hợp cho quá trình lên men, có thể sử dụng các vi khuẩn sinh axit như axit lactic, axit axetic, axit formic và axit propionic hoặc các sản phẩm axit tự nhiên. 

- Quản lý sức khỏe vật nuôi 

- Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hữu cơ cần dựa trên những nguyên tắc sau đây: 

 + Chọn các giống vật nuôi thích hợp. 

 + Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu của mỗi loài, tăng cường sức đề kháng và việc phòng bệnh; 

+ Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho vật nuôi thường xuyên vận động và để chúng được tiếp xúc với đồng cỏ và/hoặc khu vận động ngoài trời nhằm tăng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi; 

 + Bảo đảm mật độ nuôi thả vật nuôi thích hợp nhằm tránh số lượng quá đông và tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe. Mức tối đa số lượng vật nuôi tương đương với lượng phân chứa 170 kg Nitơ/ha/năm; 

+ Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh động vật, sử dụng vaccine, sử dụng các dịch chiết sinh học, kiểm dịch động vật nhiễm bệnh, kiểm dịch vật nuôi mới... 

- Nếu có vật nuôi bị ốm hoặc bị thương thì phải điều trị ngay và phải cách ly ở nơi thích hợp, nếu cần. Cơ sở chăn nuôi phải sử dụng thuốc điều trị cho vật nuôi để tránh làm vật nuôi đau đớn không cần thiết, mặc dù việc dùng thuốc như vậy làm cho vật nuôi mất trạng thái hữu cơ. Phải lưu hồ sơ chi tiết về việc điều trị, thuốc thú y đã dùng và thời gian thải hồi thuốc. 

- Việc dùng thuốc thú y trong chăn nuôi hữu cơ cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: 

 + Khi xảy ra hoặc có thể xảy ra dịch bệnh đặc biệt hoặc vấn đề về sức khỏe vật nuôi, có thể sử dụng thuốc thú y, thuốc diệt kí sinh trùng nếu không có cách xử lý hoặc phương thức quản lý nào khác hoặc theo quy định pháp luật về tiêm phòng cho vật nuôi; 

+ Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thảo dược, các nguyên tố vi lượng hoặc các loại thuốc thay thế hơn là thuốc kháng sinh, thuốc thú y tổng hợp hóa học, trong các điều kiện thích hợp và tùy theo loài vật nuôi; 

 + Nếu việc dùng các sản phẩm nêu trên không đạt hiệu quả thì có thể dùng thuốc kháng sinh, thuốc thú y tổng hợp hóa học không gây dị ứng do cán bộ thú y chỉ định với thời gian thải hồi gấp đôi hướng dẫn của nhà sản xuất và trong mọi trường hợp tối thiểu là 48 giờ; 

 + Trừ trường hợp tiêm chủng và điều trị kí sinh trùng, nếu vật nuôi hoặc nhóm động vật được điều trị nhiều hơn ba lần bằng thuốc thú y tổng hợp hoá học trong vòng 12 tháng hoặc nhiều hơn một lần điều trị nếu vòng đời sản xuất của vật nuôi ngắn hơn một năm thì vật nuôi có liên quan hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ chúng không được bán làm sản phẩm hữu cơ và vật nuôi phải trải qua thời kỳ chuyển đổi quy định; 

+ Không được dùng thuốc kháng sinh, thuốc thú y tổng hợp hóa học trong điều trị phòng bệnh. 

- Việc điều trị bằng hoóc môn chỉ có thể dùng trong chữa bệnh và phải có sự giám sát của cán bộ thú y. 

- Không được dùng các chất điều hòa tăng trưởng hoặc các chất kích thích tăng trưởng. 

 Quản lý cơ sở chăn nuôi

 a. Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi cần được thực hiện cẩn thận, có trách nhiệm và tôn trọng các động vật sống. 

 b. Các phương pháp sinh sản phải tuân theo nguyên tắc của chăn nuôi hữu cơ, có tính đến: 

- Giống vật nuôi phải thích nghi với điều kiện địa phương và với hệ thống chăn nuôi hữu cơ; 

- Nên sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên hơn là phương pháp thụ tinh nhân tạo; 

- Không được dùng kỹ thuật ghép phôi và biện pháp xử lý sinh sản bằng hoóc môn; 

- Không được dùng kỹ thuật gen trong việc tạo giống. 

 c. Trong hệ thống quản lý chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, không cho phép các hoạt động gây tác động vật lý đến cơ thể vật nuôi như buộc dây chun vào đuôi cừu, cắt đuôi, cưa răng, cắt ngắn mỏ và cưa sừng, trừ khi: 

- Cần cắt đuôi, cưa răng, cắt ngắn mỏ, cưa sừng vật nuôi vì lý do an toàn và sức khỏe (welfare) vật nuôi; 

- Cần thiến vật nuôi (lợn đực, bò đực, gà trống...) nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm chăn nuôi; 

- Có thể đánh số vật nuôi, ví dụ đánh số tai, nhưng không được dùng nhiệt; 

- Cần cắt đuôi cừu để đảm bảo sức khỏe. 

 Các hoạt động nêu trên phải được tiến hành ở độ tuổi thích hợp nhất và phải giảm thiểu sự đau đớn cho vật nuôi. Cần dùng thuốc gây mê, gây tê một cách thích hợp. 

- Các điều kiện về môi trường và chuồng trại cần thích hợp với tập tính của vật nuôi, cụ thể: 

+ Có đủ diện tích cho vật nuôi vận động tự do và thể hiện tập tính  

- Các động vật sống bầy đàn được nuôi giữ theo nhóm thích hợp; 

- Phòng ngừa các hành vi bất thường, chấn thương và dịch bệnh; 

- Có sự chuẩn bị trong các trường hợp khẩn cấp như mất điện, cháy nổ, thiết bị gặp sự cố, việc cung cấp thức ăn bị gián đoạn... 

 Việc vận chuyển vật nuôi sống cần thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm cho động vật bị căng thẳng, hoảng loạn, chấn thương hoặc đau đớn. Không được sử dụng roi điện và thuốc thú y, chất hóa học gây tác động đến hành vi như chất kích thích, thuốc an thần. Các sản phẩm từ vật nuôi hữu cơ như trứng và sữa phải được nhận diện rõ ràng để tránh bị ô nhiễm hoặc bị trộn lẫn với sản phẩm từ vật nuôi không theo phương pháp hữu cơ. 

          (Còn nữa/nguoichannuoi.cpm

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay42,982
  • Tháng hiện tại970,465
  • Tổng lượt truy cập93,348,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây