Nhờ nỗ lực không mệt mỏi, năm 2019, HTX có 4 tác phẩm: tranh ghép vải, túi xách, áo phông, kít ghép tranh, đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Qua được “cửa ải” ban đầu đó, năm 2020, Vụn ART đang tiếp tục phấn đấu để có thêm sản phẩm OCOP 5 sao.
Cơ may đến với người khuyết tật
Anh Lê Việt Cường, Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT HTX Vụn ART, cho biết: Là người khuyết tật bẩm sinh nên sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi xin về làm việc ở Viện Châm cứu Việt Nam, và phục vụ ở đó 14 năm liền.
Nhưng cuộc sống và công việc của anh không dừng lại ở đó, năm 2017, anh Cường chuyển sang làm việc cho Công ty TNHH TOP A, và một ngã rẽ đến với anh. Tại đây, anh được gặp Phó bí thư Quận uỷ Hà Đông, ông Nguyễn Văn Trường, nguyên là hoạ sỹ, mặc dù rất bận rộn công việc chính quyền, song ông Trường vẫn đam mê nghề mình đã chọn.
Vì vậy, ông Trường khuyên anh Cường nên chuyển sang làm tranh ghép vải. Vừa tạo được việc làm phù hợp, ổn định cho bản thân, vừa giúp đỡ được nhiều người khuyết tật ở địa phương. Thấy lời chỉ bảo chân tình của người lãnh đạo quận, anh Cường suy nghĩ và đồng ý.
Một may mắn nữa là, đích thân đồng chí Phó bí thư quận uỷ Hà Đông Nguyễn Văn Trường đã truyền kiến thức làm tranh ghép vải cho những người khuyết tật. Sau hơn một năm được ông Trường chỉ bảo tận tình, các học viên đã học được nghề ghép tranh. Đồng thời, cũng chính ông Trường đã giúp các bạn trẻ thành lập HTX Vụn ART, với 10 thành viên, và họ bắt đầu nghề làm tranh ghép vải từ bấy đến nay.
Đặc biệt, do các thành viên HTX Vụn ART là người khuyết tật, nên được Phó bí thư Quận uỷ Hà Đông rất quan tâm. Tháng 3/2019, ông Trường đến thăm HTX, và gợi ý cho các bạn trẻ làm túi xách thời trang bằng vải, ví vải, áo phông, áo dài ghép chữ bằng lụa, hoặc theo mẫu khách đặt hàng. Từ gợi ý của Phó bí thư, anh Cường đã tìm hiểu thị trường trong, ngoài nước và đã tìm được loại keo có thể dính trên lụa, vải, giặt nước thoải mái, không làm ảnh hưởng đến sản phẩm, không bị bong tróc.
Đơn hàng đầu tiên Vụn ART nhận được, đó là sản phẩm túi xách có in biểu tượng, kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ (1995 - 2020). Sau đó, lại nhận được đơn hàng túi vải xuất khẩu sang Nhật Bản, đây vừa là niềm vui, vừa là vinh dự lớn của những người khuyết tật Việt Nam.
Được biết, ngay sau khi hoạt động ổn định, HTX đã liên kết với Hội Phụ nữ quận Hà Đông để may túi vải thô, HTX đảm nhận khâu in chữ, ghép tranh.
Vải làm tranh có 2 loại: loại cao cấp làm túi xách, áo phông; loại vải vụn để làm tranh lụa (gọi là kít ghép tranh). Trong tương lai không xa, HTX Vụn ART sẽ mở rộng sang các mặt hàng như: khăn trải bàn, rèm cửa..., để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Các loại tranh ghép vải của HTX thường sử dụng là dòng tranh dân gian Hàng Trống, tranh Đông Hồ: lợn, gà, đám cưới chuột… Áo phông thời trang có giá 300.000 đồng/cái, túi xách 200 – 300.000 đồng/cái, do giá cả vừa phải nên rất hút khách, nhất là các bạn trẻ.
Áo dài tiền công in tranh 700.000 đồng/cái, thông thường, khách đến mua áo dài của làng lụa Vạn Phúc, loại trung bình 2 – 3 triệu đồng/cái; loại cao cấp từ 10 triệu đồng trở lên, in tranh tại gian hàng của Vụn ART.
Điều đáng ghi nhận là, mặc dù mới ra đời, nhưng với nỗ lực không ngừng của các thành viên, nhất là Giám đốc HTX, năm 2019, Vụn ART đã có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao: Tranh ghép vải, túi xách, áo phông và kít ghép tranh (tận dụng vải vụn làm tranh).
Người khuyết tật nhưng sản phẩm không khuyết tật.
“Dự kiến, năm 2020, Vụn ART tiếp tục đăng ký sản phẩm OCOP 5 sao, với các mặt hàng: túi xách, áo phông, áo dài, ví vải, với chất lượng cao cấp hơn; nhất là khâu cải tiến bao bì và đóng gói sản phẩm”, anh Cường cho biết thêm.
Hỗ trợ của địa phương
Ông Nguyễn Văn Trường, Phó bí thư Quận uỷ Hà Đông, cho biết, sản phẩm của HTX Vụn ART đã được người tiêu dùng, nhất là lớp trẻ rất yêu thích và bình chọn: “Người khuyết tật, nhưng sản phẩm không khuyết tật”.
“Bản thân tôi cũng là hoạ sỹ, nên tôi thường ghé thăm và giúp đỡ HTX phần mỹ thuật, từ mẫu mã, thiết kế, đến rèn luyện tay nghề. Hoặc, có chương trình Khuyến công của Thành phố hỗ trợ, quận cũng dành cho các bạn trẻ ở đây, để động viên họ có nhiều tác phẩm xuất sắc, đến với bạn bè quốc tế nhiều hơn.
Đặc biệt, không những tôi, mà rất nhiều hoạ sỹ khác, có người là đại biểu Quốc hội, mặc dù rất bận rộn, nhưng lúc rảnh rỗi, vẫn dành thời gian để giúp đỡ, tư vấn cho những người khuyết tật ở đây, để họ vững tâm theo đuổi nghề, và trở thành những người “tàn nhưng không phế”. Phát huy tinh thần tự lập cao, sống có ích cho bản thân mình và xã hội”, ông Trường nói.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng Thường trực xây dựng NTM Hà Nội, cho biết: “Dự kiến, năm 2020, các chủ thể tham gia sản phẩm OCOP sẽ rất năng động, sáng tạo, trong đó, có cả những người khuyết tật của HTX Vụn ART. Đặc biệt, người dân rất nhiệt tình trong việc phối hợp với các đơn vị tư vấn, để hoàn thiện hồ sơ nâng cấp chất lượng sản phẩm, hồ sơ minh chứng để đăng ký dự thi.
Đáng ghi nhận, đã có nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ; nông sản thực phẩm chế biến sâu, đã xuất khẩu sang thị trường quốc tế cũng tham gia dự thi, để có những sản phẩm tiềm năng 5 sao, tham gia đánh giá sản phẩm quốc gia do Trung ương tổ chức.
Chúng tôi hy vọng và mong muốn, những sản phẩm của người khuyết tật HTX Vụn ART sẽ tham gia sản phẩm OCOP 5 sao năm 2020, và sớm đạt được nguyện vọng của mình”.
Theo Dương An Như/kinhtenongthon.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã