Học tập đạo đức HCM

Những cánh đồng một thửa

Thứ năm - 22/08/2013 20:15
Xác định khâu đột phá trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) chính là công tác dồn điền, đổi thửa (DÐÐT), thời gian qua, tại nhiều xã của huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) xuất hiện ngày càng nhiều những cánh đồng, những thửa ruộng lớn, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nông thôn...
 
Những cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao
 cho người nông dân Sóc Sơn
 
Thành công nhờ sự đồng thuận
 
Nói về những thành công trong công tác DĐĐT của địa phương mình, ông Bí thư Chi bộ thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, Nguyễn Xuân Sinh cho biết, tuy không phải là xã điểm, nhưng Quang Tiến lại là địa phương đạt kết quả cao trong công tác DÐÐT. Ngay sau khi có Nghị quyết của Ðảng ủy xã về việc chọn thôn Quảng Hội là đơn vị làm điểm trong công tác DÐÐT của xã, cấp ủy xác định, vấn đề quan trọng nhất là phải có một Nghị quyết thật đúng và thật trúng. Tuy nhiên khi mới bắt đầu địa phương chỉ dựa vào công tác tuyên truyền, vận động nên hiệu quả không cao. 
 
Theo ông Sinh, nhờ áp dụng cách làm mới là huy động những người uy tín, người cao tuổi trong thôn đến từng gia đình tuyên truyền nên công tác DĐĐT trong xây dựng NTM đã được thực hiện theo đúng lộ trình. Chỉ trong vòng 53 ngày, kể từ khi có chủ trương của huyện và xã, thôn Quảng Hội đã tổ chức chia ruộng cho 100% số hộ gia đình, bảo đảm kịp thời sản xuất vụ xuân. 
 
"Qua việc này tôi nhận thấy khi người dân đã hiểu những lợi ích của xây dựng NTM thì mọi việc đều trở nên thuận lợi, dễ dàng. Vì vậy, khi triển khai thôn đã tổ chức họp dân hai buổi mà những việc như lập đề án quy hoạch, bình hệ số, chia ruộng trên bản đồ quy hoạch…đã được hoàn tất. Đến nay, số hộ gia đình trong thôn có ruộng một thửa đã đạt tới con số trên 90%”, ông Sinh khẳng định. 
 
Là những người trực tiếp tham gia vào công cuộc dồn điền đổi thửa, nông dân Lê Văn Bình ở thôn Ðông Lai phấn khởi cho biết, trước đây ruộng nhà anh có tới sáu mảnh nhỏ. Mảnh lớn nhất gần 2 sào, mảnh nhỏ nhất thì chỉ có 3 thước. Mỗi mảnh lại nằm rải rác trên các cánh đồng khác nhau nên riêng việc quy hoạch để tính toán xem trồng cây gì, nuôi con gì sao cho hiệu quả nhất cũng là một bài toán khó. 
 
"Giờ đây nhờ việc DĐĐT, gia đình tôi đã quy tụ được những mảnh ruộng nhỏ bé về một khu tập trung nên công việc nhà nông đã thấy nhàn hạ hơn nhiều. Từ gieo sạ, bón phân, phun thuốc, đưa nước vào ruộng đến gặt hái… tất cả thời gian công sức giờ bỏ ra chỉ bằng một nửa so với trước mà sản lượng lúa thu về lại cao hơn”, anh Bình khoe. 
 
Khi chúng tôi tới thăm cánh đồng của xã Hiền Ninh, chị Đào Thị Hải hồ hởi cho biết: Trước khi DÐÐT, gia đình tôi có tất cả gần 9 sào ruộng nhưng khi DĐĐT gia đình tôi tự nhận sang ruộng xấu hơn để được diện tích nhiều hơn nên giờ có gần  một mẫu. Đất ruộng của gia đình được quy tụ về một nơi nên làm việc gì cũng cũng thấy dễ dàng hơn.  
 
Nói về quá trình xây dựng NTM tại địa phương mình, Bí thư Ðảng ủy xã Hiền Ninh, ông Nguyễn Công Khanh cho biết: Lúc đầu đưa ra chủ trương thì một số gia đình còn chưa đồng ý nhưng khi tiến hành làm điểm trên diện tích 54 ha của thôn Chùa rồi tổ chức cho bà con đi tham quan hai xã điểm là Tân Hưng và Minh Trí thì ai cũng phấn khởi vì nhìn thấy hiệu quả thiết thực từ những mô hình cụ thể. 
 
"Nhờ đó, ngay trong đầu năm 2013, chúng tôi đã chia xong ruộng cho toàn bộ sáu thôn. Lợi ích nhìn thấy từ công tác DÐÐT đã khá rõ rệt, ngay trong vụ xuân 2013, xã đã rút ngắn được khoảng 60% thời gian gieo trồng so với trước”, ông Khanh nhấn mạnh. 
 
Bước đột phá 
 
Nhờ làm tốt công tác DÐÐT mà những cánh đồng với bờ ngang bờ dọc nay đã lùi xa mà thay vào đó là những cánh đồng "một thửa” rộng mênh mông, bát ngát. Tại những cánh đồng "một thửa” bà con cùng gieo chung một giống lúa, cùng trồng cấy, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch vào một thời điểm…Nhờ đó, đến nay Sóc Sơn đã xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm rau hữu cơ, chè an toàn Bắc Sơn và bưởi Sóc Sơn gốc Diễn... 
 
Ông Nguyễn Công Khanh, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Ninh cho biết, để có kết quả như trên, đó là cả quá trình vận động lâu dài bởi người nông dân bao đời gắn bó với mảnh đất cha ông để lại, lại quen với tập quán canh tác cũ.. nên việc thuyết phục không dễ dàng. 
 
Về vấn đề này, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, công tác DÐÐT của huyện đang mang lại những kết quả bước đầu, thu nhập của nông dân tăng lên, tiết kiệm được thời gian, công sức, thuận lợi trong quản lý đất đai... Huyện đã xây dựng được một số vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn như: Vùng trồng lúa giống, vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng rau an toàn, vùng phát triển cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích DÐÐT bằng hỗ trợ giống, hạ tầng cho vùng trồng rau..., đồng thời hỗ trợ việc tiếp cận thị trường cho nông dân, tạo đầu ra cho sản phẩm. 
 
Câu chuyện về DĐĐT trong xây dựng NTM của huyện Sóc Sơn cho thấy khi có chủ trương đúng kết hợp với lòng dân thuận thì những việc khó khăn như phân chia đất đai cũng trở nên dễ dàng hơn. Huyện nghèo Sóc Sơn đang "thay da đổi thịt” từng ngày bằng chính những việc làm cụ thể như thế.  
 
Viên Chi
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại791,734
  • Tổng lượt truy cập91,965,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây