Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật nuôi vịt trời thương phẩm

Thứ hai - 21/03/2016 11:05
(Người Chăn Nuôi) - Hiện nay, ở nước ta nuôi vịt trời đang là mô hình nuôi đặc sản mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, người nuôi vẫn chưa nắm được các kỹ thuật để mang lại hiệu quả và hạn chế được các rủi ro trong quá trình nuôi.

Thiết kế chuồng trại

Địa điểm xây chuồng: Vị trí cao ráo. Tránh gió mùa đông bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Không xây chuồng chung với các loại gia súc khác và cách ly khu nhà ở.

Yêu cầu về kỹ thuật: sạch sẽ, thoáng, khô ráo, đông ấm, hè mát. Diện tích phải phù hợp với mục đích và số lượng nuôi. Thiết kế khu chuồng nuôi của vịt trời gồm có khu sân chơi, bể bơi và khu nhà cho vịt nghỉ ngơi. Khu bể bơi rộng tối thiểu 15 m2, rộng 3 m, dài 5 m, sâu tối thiểu 20 cm và bể bơi nối liền với khu sân chơi. Khu nhà cho vịt nghỉ ngơi có thể thiết kế đơn giản. Nên tận dụng các loại vật liệu rẻ tiền, có sẵn như tre, gỗ, nứa… để làm chuồng hoặc với mái lợp bằng tôn, lá hoặc ngói… Mái cao khoảng 2,5 - 3,0 m là thích hợp. Chuồng sàn sạch, sàn xi măng, mật độ nuôi tùy thuộc vào lứa tuổi. Để tiết kiệm chi phí, có thể trồng thêm các loại cây ăn quả để làm bóng mát và tăng thêm thu nhập. Xung quanh nên quây bằng lưới B40 để tránh thất thoát.

Máng ăn, máng uống: Máng ăn phải rộng để vịt có thể tiếp xúc với thức ăn, chiều dài của máng đảm bảo 10 - 14 cm/con; hoặc có thể dùng nia cho vịt ăn, tùy vào mật độ. Máng uống phải rửa hàng ngày, đảm bảo đủ chỗ cho vịt đứng, độ dài máng bình quân là 3 cm/con, máng phải luôn có nước. Bố trí máng ăn, máng uống ở khu vực riêng, để chỗ nghỉ ngơi của vịt luôn được khô ráo.

 

Chọn giống

Để có đàn vịt khỏe mạnh, chất lượng sau chăn nuôi cần chọn vịt giống có khả năng tăng trưởng cao, chất lượng thịt tốt, có các đặc tính di truyền riêng của loài. Vịt trời có nhiều loại khác nhau, nhưng ở nước ta chủ yếu nuôi 2 loại là vịt trời châu Á và vịt trời Bắc Mỹ. Để lựa chọn vịt trời giống 1 ngày tuổi tốt cần chọn như sau: Mỏ có màu xám chì, đồng màu; có 1 vệt đen kéo từ cuối mỏ ra sau đầu, đỉnh đầu có màu nâu xám, chân màu hơi xám tro; rốn khô, lông mượt, chân, mỏ bóng, nhanh nhẹn; trọng lượng, kích thước đảm bảo theo tiêu chuẩn giống. Để tránh mua vịt giống cận huyết, vịt kém chất lượng và chọn đúng giống, người nuôi nên chọn mua vịt từ đàn vịt bố mẹ rõ nguồn gốc, sạch bệnh và nên mua ở các cơ sở cung cấp giống uy tín.

Kỹ thuật nuôi vịt trời thương phẩm - chăn nuôi

Nhiều người nông dân khá lên nhờ nuôi vịt trời - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Kỹ thuật chăm sóc

Chuồng phải được dọn sạch sẽ và tẩy uế, sát trùng nền, tường, trần bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch formol 2%. Chất độn chuồng được sát trùng bằng dung dịch formol 2% và để trống chuồng 7 - 14 ngày trước khi bắt vịt về.

Nhiệt độ: Cần bật bóng úm 3 - 5 tiếng trước khi bắt vịt về. Do vịt mới nở có sức đề kháng yếu. Vì vậy, cần nhiệt độ cao, nhiệt độ trong quây úm là 35 - 360C đối với vịt 1 ngày tuổi. Nhiệt độ giảm dần theo ngày, đến ngày thứ 5, nhiệt độ trong quây úm là 32 - 330C. Sau đó giảm dần nhiệt độ thích hợp, nếu thấy vịt đứng tụm lại, co ro là nhiệt độ thấp; nếu vịt đứng tản ra thì do nhiệt độ cao.

Độ ẩm: Duy trì độ ẩm trong quây úm 70% là thích hợp, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Mật độ nuôi: Diện tích nhà úm thường là 50 - 100 m2/vạn vịt. Mật độ thả vịt như sau: Tuần 1 là 20 con/m2; tuần 2 là 5 con/m2; từ tuần thứ 3 trở đi tiến hành thả vịt ra ngoài.

Thông thường ở miền Bắc, việc úm vịt vào mùa hè và mùa thu rất thuận lợi, vịt đạt tỷ lệ sống cao, không tốn công sức và chi phí cho việc điều chỉnh các yếu tố trong quá trình úm.

 

Cho ăn

Khi mới bắt vịt về nên cho uống nước trước, sau 2 - 3 tiếng mới cho vịt ăn (do lúc đó vịt còn yếu, dễ bị stress). Nên cho vịt uống nước có bổ sung điện giải, gluco, tỏi tươi nhằm giúp vịt tránh được bệnh tiêu chảy và thúc đẩy quá trình tiêu noãn hoàng của vịt nhanh hơn.

Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Đăng Cường (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) - chủ trang trại nuôi vịt trời chia sẻ kinh nghiệm trên kênh VTC16: Nên sử dụng thường xuyên 200 g nước lá ổi tươi đun để nguội, 20 g gừng, 20 g tỏi tươi, 10 - 15 viên B1, trong 5 lít nước cho vịt uống liên tục trong cả ngày. Giúp vịt tăng trưởng, hấp thu tốt thức ăn và phòng tránh được bệnh, nâng cao sức đề kháng.

Tùy vào hình thức nuôi là bán công nghiệp hay công nghiệp mà người nuôi có những chế độ cho ăn và thức ăn khác nhau cho đàn vịt. Ở giai đoạn vịt 1 - 5 ngày tuổi nên cho vịt ăn cám có kích cỡ nhỏ, vừa miệng vịt và có độ đạm khoảng 19%; vịt từ 5 - 15 ngày tuổi có thể cho ăn cám của vịt loại từ 1 - 21 ngày tuổi.  Đối với vịt trời từ giai đoạn 15 ngày tuổi đến khi xuất bán có thể cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp của vịt; hoặc có thể tận dụng các loại thức ăn có ở địa phương để cho vịt ăn như cám gạo, ngô, bèo tây… nhằm tiết kiệm chi phí nuôi. Ví dụ, có thể sử dụng công thức cho vịt ăn như sau: 20 - 30% cám ngô + 5 - 7% khô đậu tương + bèo tây 65 - 70% và chế phẩm sinh học.

Hàm lượng thức ăn hỗn hợp dạng viên bình quân theo tuần như sau: Tuần tuổi thứ 1: 21 g/con/ngày; tuần thứ 2: 56 g/con/ngày; tuần thứ 3: 91 g/con/ngày; tuần thứ 4: 127 g/con/ngày; tuần thứ 6: 140 g/con/ngày; tuần thứ 8: 145 g/con/ngày.

Khi thay đổi thức ăn của vịt nên thay đổi từ từ cho vịt quen dần: Ngày 1 trộn 2/3 thức ăn cũ và 1/3 thức ăn mới; ngày thứ 2 trộn 1/3 thức ăn cũ và 2/3 thức ăn mới; ngày thứ 3 mới cho ăn hoàn toàn thức ăn mới. Hoặc chia 4 phần và 4 ngày: ngày 1: 1/4 thức ăn mới và 3/4 thức ăn cũ; ngày 2 và 3: 1/2 thức ăn mới và 1/2 thức ăn cũ, ngày 4: 3/4 thức ăn mới và 1/4  thức ăn cũ.

 

Tiêm phòng cho vịt

Vịt được tiêm phòng vaccine theo lịch như sau:

- 7 ngày tuổi: Tiêm phòng dịch tả vịt lần 1.

- 17 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm lần 1.

- 21 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine dịch tả lần 2.

- 45 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm lần 2.

- 60 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng.

Vịt trời nuôi đến 90 ngày tuổi đạt 1 - 1,2 kg là có thể xuất bán. Hiện nay, giá vịt trời thương phẩm trên thị trường dao động 180.000 - 200.000 đồng/con. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi có thể thu lãi được trung bình 100.000 đồng/con.

 >> Nuôi vịt trời cần lưu ý nhất đến giai đoạn vịt 1 - 15 ngày tuổi. Do giai đoạn này dễ xảy ra nhiều hao hụt nhất (chủ yếu do vấn đề vận chuyển giống và úm vịt con). Vì vậy, cần chăm sóc cẩn thận và tiêm phòng đầy đủ, để vịt có thể tăng trưởng và phát triển tốt.

 
 

Hoàng Anh
http://nguoichannuoi.vn/

 

 Tags: nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập736
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại769,994
  • Tổng lượt truy cập93,147,658
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây