Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật thâm canh cam sành

Thứ hai - 15/08/2016 09:25
Theo các nhà khoa học, muốn cây cam đạt năng suất cao, cho lợi nhuận đòi hỏi canh tác phải đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc, bám vườn, bám cây theo dõi hàng ngày...

 

Chăm sóc cam sành ở huyện Tam Bình, Vĩnh Long

Chăm sóc cam sành ở huyện Tam Bình, Vĩnh Long

ĐBSCL có hơn 86.000ha cây có múi, tập trung chủ yếu ở Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Hậu Giang. Tại Vĩnh Long có hơn 7.900ha cây có múi, trong đó 800ha cam sành trồng mới trên nền đất lúa. Để khai thác tối đa lợi nhuận từ vườn cam thì biện pháp kỹ thuật thâm canh có vai trò quan trọng. 

Ông Nguyễn Văn Liêm, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, cam là loại cây ăn trái lâu năm, có bộ rễ phát triển khá sâu và rộng, vì vậy khi thiết kế vườn, đào mương lên líp là khâu đầu tiên bà con phải làm đúng kỹ thuật mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên thời gian gần đây có một số nông dân không lên líp mà trồng cam luân canh đất lúa và xem đây là cây trồng khai thác nhanh, không lâu dài, nếu cho trái nhiều, bán có lời thì làm.

Theo ông Liêm, mặc dù bà con trồng cam trên đất lúa đã đào đất đắp mô chưa lấy tới lớp đất canh tác, nhưng các mô trồng cam vẫn thấp hơn so với cách đào mương lên bờ. Như vậy tốn thêm chi phí trang bị máy bơm, khi có mưa bơm nước rút ra. Vào mùa nắng thì nhẹ công tưới nhưng nhược điểm là cây không sống lâu, chỉ từ 4 - 5 năm do cây bệnh vì sử dụng nhiều phân, thuốc. Vì vậy việc lên líp lập vườn để trồng cam, kể cả điều kiện trồng cam trên đất lúa là rất cần thiết.

PGS.TS Trần Văn Hậu, giảng viên Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng (ĐH Cần Thơ) cho biết, mô hình luân canh giữa cam và lúa không thể bền vững, do rễ cây cam ăn rất sâu và rộng, mặt ruộng cũ rất thấp, đất cứng nên rễ không thể ăn sâu được. Nông dân muốn trồng 2 - 3 năm thì chuyển sang trồng lúa là không ổn. Để chuyển đổi cây lúa sang cây ăn trái có hiệu quả cao thì phải lên líp đắp mô, lấy đất mặt lên líp để trồng, đảm bảo tầng đất mặt phải đủ để cây cam phát triển thì mới ăn lâu dài được.

Theo các nhà khoa học, muốn cây cam đạt năng suất cao, cho lợi nhuận đòi hỏi canh tác phải đáp ứng đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc, bám vườn, bám cây theo dõi hàng ngày, quản lý tốt các đối tượng dịch bệnh. Bên cạnh đó chọn lựa cây giống sạch bệnh và sử dụng phân thuốc hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

13-46-16_nh-2-sn-phm-nitrophosk-16-16-84s-dp-ung-nhu-cu-dm-cho-cy

Nitrophoska 16-16-8+4S, có hai dạng đạm Amon và Nitrat, đáp ứng kịp thời nhu cầu đạm trong suốt chu kỳ phát triển của cây

 

Th.S Nguyễn Văn Đém, đại diện Cty Behn Meyer (CHLB Đức) chia sẻ, phân phức hợp của Behn Meyer phải đưa vào quy trình sử dụng có đủ đạm, lân, kali, trung, vi lượng vào trong một viên phân bằng phản ứng hóa học; khi đó hạt phân tròn đều, tan tốt, trong môi trường, cây hấp thu đủ dưỡng chất đầy đủ. Đặc biệt  sản phẩm NPK 16-16-8-4S là dòng sản phẩm phân phức hợp được sử dụng trên nhiều loại cây trồng, kể cả cây lúa, cây ăn trái, rau màu... Đây là sản phẩm sử dụng công nghệ mới của Đức, tan rất nhanh và hiệu quả tốt cho cây.

Loại phân này được tạo ra qua các phản ứng hóa học, có đầy đủ dinh dưỡng trong hạt phân, cung cấp đầy đủ và kịp thời các dưỡng chất cho cây trồng cần. Nitrophoska 16-16-8+4S, có hai dạng đạm Amon và Nitrat, đáp ứng kịp thời nhu cầu đạm trong suốt một chu kỳ phát triển của cây.

Ngoài ra, lân và kali trong Nitrophoska 16-16-8+4 S hoàn toàn ở dạng dễ tiêu cho cây trồng sử dụng ngay, thêm nữa sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh thấp phù hợp với đặc tính đất ở Việt Nam, hạt phân có kích thước đồng nhất, không vón cục, không chảy nước, không bụi. Sau khi bón còn để lại lớp canxi, giúp cải thiện cấu trúc đất.

Ngoài ra một số sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cây cam trong giai đoạn mang trái như Avant Natur, Basforliar Kelp, đây là cặp đôi giúp cây hấp thu dinh dưỡng ngay lập tức, tái tạo lại bộ rễ bị thối. Để cây phát tốt, tạo ra nguồn kháng thể cho cây ngay từ thời điểm đầu, phải thường xuyên cung cấp dinh dưỡng tốt bằng sản phẩm Basfolia Aktiv. Nhờ đó cây tăng cường quang hợp tạo năng lượng cần thiết để nuôi lá, trái và rễ, có sức đề kháng lại bệnh từ trong đất và sự tấn công của nấm phythophora gây xì mủ nứt thân...

Theo Duy Tân/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm351
  • Hôm nay52,186
  • Tháng hiện tại827,464
  • Tổng lượt truy cập92,001,193
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây