Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám đen

Thứ ba - 10/03/2015 23:07
Cây trám đen có tên khác: Bùi, Co mác bây (Tày, Nùng). Tên khoa học: Canarium tramdenum Dai & Yakovl. Họ: Trám (Burseraceae). Trám đen là cây gỗ lớn, cao trung bình từ 25 - 30 m, đường kính ngang ngực có thể tới 90cm hoặc hơn.

Thân thẳng, gốc hơi có múi, phân cành khá cao khi mọc trong rừng tự nhiên, nếu mọc ngoài bìa rừng hoặc nơi trống phân cành khá sớm. Quả khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím đen, thịt màu hồng thẫm, mỗi quả có một hạt.

Ở nước ta, trám đen thường mọc tự nhiên rải rác trong các khu rừng nhiệt đới, lá rộng thường xanh, từ các tỉnh vùng núi phía Bắc đến miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay trám đen đã được gây trồng khá rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ, kể cả vùng trung du và miền núi, nhất là trồng phân tán trong các vườn rừng, vườn hộ quanh nhà hay quanh vườn để lấy quả.

1.     Kỹ thuật trồng

a.     Chọn đất và nơi trồng:

Trám đen có thể trồng được ở những nơi có độ cao trung bình dưới 800m so với mực nước biển, thích hợp nhất là dưới 400 m. Có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tầng dày (độ sâu tầng đất > 80 cm), giàu mùn, ẩm thường xuyên, thoát nước. Thích hợp nhất là các loại đất sét hoặc sét pha, đất dốc tụ hoặc đất bồi tụ, đất phù sa ven sông… không nên trồng trên đỉnh đồi, độ dốc không quá 30 độ.

b.     Thời vụ trồng:

Thời vụ trồng trám đen ở các tỉnh vùng núi phía Bắc thích hợp nhất là vụ xuân – hè (từ tháng 2 – 4) hoặc vụ hè – thu (từ tháng 6 – 8), các tỉnh miền Trung thường trồng vào vụ thu thu – đông ( từ tháng 8 – 12), các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ trồng vào vụ hè – thu (từ tháng 6 – 9), khi đất đủ ẩm và có mưa thường xuyên, chọn những ngày râm mát hoặc mưa nhỏ để trồng.

c.      Phương thức và mật độ trồng:

Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu gần đây cho thấy có thể trồng trám đen theo 3 phương thức chính sau:

- Trồng tập trung thuần loài:

Đây là phương thức trồng đã áp dụng ở một số địa phương như Hòa Bình, Bắc Giang và Thanh Hóa, có thể trồng thuần loài trên đất trống có cây phù trợ hoặc không có cây phù trợ. Mật độ trồng là 1.600 cây/ha (3 x 2m). Cây giống áp dụng cho phương thức này có thể là cây gieo từ hạt hoặc cây ghép.

- Trồng rừng hỗn loài:

Đây là phương thức trồng phổ biến ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, có thể trồng trám đen hỗn loài với các loài cây lá rộng bản địa khác như lim xanh, trám trắng, chẹo, gội nếp, gội trắng… hoặc hỗn loài với các loài cây khác thường lá 1.600 cây/ha (3 x 2 m), tỷ lệ giữa các loài khác với trám đen là như nhau. Ngoài ra, có thể trồng trám đen hỗn loài trong rừng thứ sinh nghèo kiệt, hoặc trảng cây bụi dày sau nương rẫy; mật độ trồng thường là 500 cây/ha (5 x 4 m). Cây giống áp dụng cho phương thức này thường là cây con gieo từ hạt.

- Trồng cây phân tán hay nông lâm kết hợp:

Đây là phương thức trồng phổ biến ở các tỉnh Trung du vùng núi phía Bắc và Bắc Trung bộ, nhất là trong các chương trình khuyến lâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2001 - 2012. Mỗi gia đình có thể trồng một vài chục cây, nhiều nhất không quá 100 cây trên nương rẫy theo phương thức nông lâm kết hợp, hay trồng xen với cây ăn quả trong các vườn hộ hay rừng. Cây con sử dụng để trồng phân tán trước đây đều trồng bằng cây con gieo từ hạt, nhưng trong khoảng những năm gần đây chủ yếu trồng bằng cây ghép. Mật độ trồng cây ghép thường là 500 cây/ha (5 x 4 m).

c.      Xử lý thực bì

Đối với phương thức trồng phân tán trong các vườn hộ, vườn rừng hay xung quanh nhà thường thực bì rất ít hoặc không có, nên chỉ cần xử lý cục bộ xung quanh vị trí cuốc hố. Đối với các trạng thái rừng thứ sinh nghèo kiệt, hoặc trảng cây bụi thực bì khá dày nên cần xử lý theo băng (rạch) chạy song song với đường đồng mức, băng (rạch), chặt rộng 2m, băng chừa rộng 3m, chặt toàn bộ cây bụi thảm tươi trên băng (rạch), chỉ chừa lại những cây gỗ từ 6cm trở lên và những cây tái sinh có giá trị kể cả cây gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ. Công việc này phải thực hiện trước khi trồng rừng ít nhất 1 tháng.

d.     Làm đất

Làm đất theo phương thức cục bộ, dùng dụng cụ chuyên dùng đào hố thủ công, kích thước hố là: 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 50 cm tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng, nơi đất tốt, bón lót ít phân hữu cơ cuốc hố kích thước nhỏ; nơi đất xấu, nhiều sỏi đá cần bón nhiều phân hữu cơ thì cuốc hố lớn. Bón lót, nơi đất xấu bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai (gồm các loại phân: gà, lơn, trâu, bò) kết hợp với 0,3 kg phân NPK (5:10:3)/hố. Nơi đất tốt cũng nên bón từ 2 – 3 kg phân chuồng hoai kết hợp với 0,3 kg NPK (5:10:3)/hố. Lấp đất xuống hố đến đâu đảo phân đều đến đó và lấp đầy miệng hố. Việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tuần.

e.      Kỹ thuật trồng

Sử dụng cuốc hoặc thuổng đào một lỗ nhỏ ở giữa hố đã lấp đất, kích thước hố phải lớn hơn bầu đất của cây giống, xé vỏ bầu, đặt bầu cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất, dùng tay ấn nhẹ xung quanh bầu sao cho không làm vỡ bầu đất, vun đất hình mai rùa xung quanh gốc và cao hơn mặt đất xung quanh từ 4 – 5 cm để tránh đọng nước mưa. Sau khi trồng 1 tháng cần kiểm tra để trồng dặm những cây chết hoặc trồng thay thế những cây có nguy cơ bị chết hoặc sinh trưởng kém bằng những cây con đủ tiêu chuẩn dự phòng ở vườn ươm.

2.     Kỹ thuật chăm sóc

Chăm sóc 4 năm đầu kể từ khi trồng, mỗi năm có thể chăm sóc từ 2 - 3 lần tùy theo mức độ thực bì ở từng địa điểm cụ thể. Nội dung chăm sóc chủ yếu là cắt bỏ dây leo quấn lên thân cây trám, dãy cỏ và phát dọn cây bụi thảm tươi xung quanh gốc rộng từ 80 – 100 cm, cuốc xới và vun gốc cây rộng từ 60 – 80 cm, phát tỉa cành và điều chỉnh độ tàn che của tán rừng, hoặc tán cây khác sao cho phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây trám ở từng giai đoạn. Ngoài ra có thể bấm ngọn, tỉa cành nhánh để tạo tán cho từng cá thể, sao cho chúng sinh trưởng và phát triển cân đối, nhiều cành nhánh, tán rộng nhằm nâng cao năng suất quả và hạn chế phát triển chiều cao để dễ thu hoạch, nhất là với những cây ghép.

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,555
  • Tổng lượt truy cập92,049,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây