Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn

Chủ nhật - 25/08/2013 23:04
Với những đặc điểm như: có vị ngọt đậm, thơm ngon, cuống chắc, vỏ dày, chuối lùn trở thành một loại quả được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của thi trường hoa quả, quả chuối lùn còn được sử dụng trong công nghệ sản xuất bánh kẹo, mứt tết, đem lại giá trị dinh dưỡng cao.
 
Nhờ thích nghi được với nhiều loại đất, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại cho thu nhập cao, những năm gần đây, chuối lùn đang trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương trong cả nước.

Trong những năm gần đây, cây chuối lùn là sự lựa chọn để phát triển kinh tế của nhiều hộ bà con ở xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Ông Nguyễn Đức Thọ, chủ tịch Hội làm vườn xã Yên Mỹ là người tiên phong trồng chuối lùn ở Yên Mỹ từ năm 2007. Qua nhiều năm đúc rút kinh nghiệm của bản thân và học hỏi ở nhiều nơi, ông Thọ được coi là “chuyên gia” về cây chuối lùn của bà con ở xã Yên Mỹ và nhiều vùng lân cận.

Sau đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối lùn của ông Thọ, bà con có thể tham khảo áp dụng.

1. Thời vụ :
Cây chuối lùn có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào tháng 2 âm lịch. Ở thời điểm này, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho cây chuối lùn phát triển. Ngoài ra, khi trồng chuối vào tháng 2 âm lịch, cây sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết. Như vậy, chuối sẽ được bán với giá cao hơn, giúp người trồng chuối có thể tăng thêm thu nhập.

2. Chọn giống:
- Tiêu chuẩn cây giống: Để chuối lùn cho ra quả vào đúng dịp Tết thì ở thời điểm trồng, bà con chọn những cây con có từ 6- 9 lá mầm và có chiều cao khoảng 70- 90 cm. Cây con phải to khỏe, không sâu bệnh và là cây thứ 2, thứ 3 ở cây mẹ đã trổ buồng. Nếu bà con chọn cây giống ở những cây mẹ chưa trổ buồng thì khi đào cây giống lên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây mẹ sau này.

- Sau khi đã chọn được những cây giống đạt tiêu chuẩn, đào toàn bộ củ và rễ của cây lên. Sau khi đào xong, ta tiến hành cắt hết rễ, mầm và lá cho cây con(chỉ để 1 lá ngọn trên cây) trước khi đem trồng. Điều này giúp cây không bị tiêu hao nước, dinh dưỡng, đồng thời khi cây chỉ có 1 lá thì giúp không bị đổ khi gặp gió to.  
 
  1
        Ông Thọ hướng dẫn cách xử lý cây giống

 - Sau khi cắt xử lý cây giống xong, bà con đưa cây vào chỗ râm mát trong 1-2 ngày để cây liền vết thương trước khi đem trồng.

3. Làm hố và trồng cây:

Đất trồng: Bà con chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa hoặc những vùng đất cao, dễ thoát nước như đất đồi để trồng chuối lùn. Vì với những vùng đất thấp, ngập nước, cây dễ bị thối rễ.

Đào hố: Tùy từng loại đất mà hố trồng có kích thước khác nhau.
Với đất đồi cao, hố vuông có chiều rộng: 1.3-1.5m, sâu: 50cm
Với đất đồi thấp, đất thịt nhẹ, hố vuông có chiều rộng: 80cm, sâu: 30cm.
Với những vùng đất cao, ta đào hố rộng hơn những vùng đất khác giúp cây có thể nhận đủ chất dinh dưỡng trong đất để phát triển tốt.
- Mật độ trồng: 2m-2.5x 2.5-3m.

Trồng cây: Dùng cuốc, xẻng lấp đất vào hố, lượng đất dày khoảng 30cm. Sau khi lấp đất xong ta dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30cm để đặt cây chuối con vào. Bà con chú ý đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo ta lấp đất kín gốc cây, vừa lấp vừa giậm nhẹ để cây im gốc.

Bón lót: Sau khi lấp đất xong, ta tiến hành bón lót cho chuối lùn. Với mỗi gốc chuối, bón khoảng 1 xảo phân ủ mục và 200- 300g phân tổng hợp.
 
 1
Xảo phân ủ mục mà ông Thọ dùng bón lót cho chuối lùn

Cách bón: đào 1 rãnh vòng quanh, cách gốc 20-30 cm gốc cây để rắc phân vào.
Sau khi bón xong, dùng cuốc lấp đất kín phânNhư vậy, phân sẽ không bị phân hủy khi gặp ánh sáng mặt trời, lượng dinh dưỡng trong phân sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất.
- Tiếp theo, dùng rơm rạ phủ kín bề mặt hố nhằm giữ độ ẩm cho đất đồng thời khi rơm mục sẽ tạo một lượng phân hữu cơ trong đất. Cuối cùng ta tưới nước xung quanh gốc cây.

4. Bón thúc: Với chuối lùn, bón thúc được chia làm 3 lần, bón ở 3 giai đoạn khác nhau.
- Lần 1: Khi cây trồng được khoảng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Khối lượng: 500g NPK/ 1 gốc chuối. Bà con rắc đều phân tổng hợp lên trên. Sau đó tiến hành lấp đất, dùng mùn mục phủ đều 1 lớp lên bề mặt hố. Cuối cùng ta dùng vôi bột rắc đều lên trên. Như vậy vừa giúp đất được khử chua vừa có tác dụng phòng tránh sâu bệnh hại cây sau này.
- Lần 2: Sau khi cây trồng được khoảng 5 tháng, tức là 1 tháng trước khi cây trổ buồng.

- Lần 3: Sau khi cây ra buồng 1 tháng.
Trồng lần bón thúc thứ 2 và thứ 3, sử dụng loại phân và số lượng giống nhau, đó là 100g đạm+ 200g kali/1 gốc. Trộn đều 2 loại phân với nhau rồi rắc lên bề mặt gốc. Sau đó, tưới nước cho cây.

Đối với những gia đình trồng diện tích rộng, ta có thể hòa tan phân vào bể nước sau đó dùng máy bơm nước  tưới đều lên các gốc chuối. Như vậy sẽ tiết kiệm nhân công hơn mà vẫn hiệu quả. 

5. Chăm sóc:

Để mầm cây: Khi trồng chuối lùn, ta chỉ nên để 1 cây mầm duy nhất. Do vậy bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, nếu thấy xuất hiện mầm mới, ta nên dùng dao cắt bỏ để tránh phân tán chất dinh dưỡng nuôi cây.

Cách cắt: cắt sát gốc sau đó dùng mũi dao nhọn đâm thẳng xuống để diệt mầm đó đi. Ta không nên đào gốc mầm lên vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mẹ.
Từ khoảng tháng 8, tháng 9 trở đi, ta mới bắt đầu để mầm làm cây giống cho năm sau. 

Cắt bỏ lá già, khô: Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển sẽ xuất hiện những lá đã già và khô và gãy bám ở thân cây, đây là một trong số những nguyên nhân gây sâu bệnh cho cây. Bà con phải thường xuyên chú ý, nếu thấy có lá khô, lá vàng, bà con dùng dao cắt bỏ.

Bẻ bắp, tỉa quả:  Sau khi cây trổ hoa và ra được khoảng 13 nải trên 1 buồng, bà con tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây.
Dưới đáy buồng là hoa đực hay còn gọi là bi chuối. Lúc này, hoa đực đã hết tác dụng, vì vậy ta nên cắt bỏ đi. Ngoài ra đáy buồng thường xuất hiện nải kẹ, quả nhỏ không phát triển, ta cũng nên cắt bỏ để không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của buồng.

Việc tỉa nải nên tiến hành vào buổi chiều, tránh trời mưa để hạn chế mất nhựa, làm ảnh hưởng đến mẫu mã của buồng chuối sau này.

Làm cây chống buồng: Sau khi cây ra buồng được khoảng 1 tháng, ta phải làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió.
Cách làm: Chọn 2 cột tre hoặc gỗ chắc khỏe, dùng dây thép buộc chéo với nhau để làm cây chống buồng. Tiếp theo bà con đưa cây chống dựng vào chỗ tiếp xúc giữa thân và đầu buồng chuối. Sau đó ta buộc 1 thanh gỗ nằm ngang 2 cột chống để cột cố định hơn. Cuối cùng ta dùng dây buộc cuống buồng vào thanh gỗ. Như vậy, buồng chuối sẽ được giữ chắc và không bị gãy khi quá nặng.
 1
Ông Thọ làm chống buồng cho chuối

6. Thu hoạch:
Thời gian sinh trưởng của cây chuối lùn dài khoảng 10 tháng. Sau khi cây trổ buồng từ 4- 5 tháng, bà con kiểm tra thấy, những quả cuối buồng chuyển từ xanh sang vàng nhạt, quả tròn đều.. ta có thể bắt đầu thu hoạch.

Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng của chuối lùn thương phẩm.
 
Thanh Nhẫn

Nguồn tin: vtc16.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,996
  • Tổng lượt truy cập90,284,389
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây