Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi Rắn hổ hèo

Thứ hai - 16/12/2013 04:25
Rắn hổ hèo (còn gọi là rắn ráo trâu, hổ vện,…) thuộc loài rắn hổ, có tên khoa học là Ptyas mucosus. Việc thiết kế chuồng trại nuôi phải đạt một số điều kiện như: (1) Dễ dàng kiểm soát lượng ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ; (2) Phù hợp với đặc điểm con giống, độ tuổi và mục đích nuôi (trong bài viết này chuồng trại nuôi chủ yếu phục vụ mục đích nuôi thương phẩm); (3) Thuận tiện vệ sinh và chăm sóc; (4) Đảm bảo an toàn cho vật nuôi (từ các vật nuôi khác, con người…) và an toàn của con người; (5) Giảm thiểu chất thải ra môi trường và (6) Tiết kiệm tối đa năng lượng (nếu có sử dụng).

1. Khái quát chuồng trại nuôi

Chuồng nuôi rắn có kích thước khác nhau tùy vào chuồng nhỏ (dài 0,9m x ngang 0,6m x cao 0,6m) hoặc chuồng lớn (dài 2m x ngang 1m x cao 1,2m). Chuồng nuôi bao quanh bằng lưới sắt nhỏ (loại inox muỗi hoặc 5 ly không rỉ được gập đôi nhằm tăng độ vững chắc) tạo sự thoáng mát và tránh việc rắn bỏ trốn. Đối với chuồng lớn, có thể đóng ván gỗ lên mặt trên và một phần mặt bên của chuồng thì có thể giảm đi số lượng thanh vỉ.

Bên trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm tạo sự thoáng mát, sạch và êm để rắn nghỉ ngơi.. Loại vỉ này được lắp ghép (đan hoặc đóng) từ các thanh tre mỏng. Để tránh tình trạng rắn bị kẹt, cần hạn chế các khe hở ở đầu vĩ. Đáy chuồng lót thêm ván gỗ và lưới nhằm tăng độ vững chắc. Sau đó đắp lên một lớp đất có pha vôi giống như lớp đất nền đáy lu nuôi rắn con ban đầu. Độ dày của lớp đất vào khoảng 3-4 cm.

Trong chuồng cần có máng đựng thức ăn và nước uống riêng biệt. Có thể sử dụng loại chuyên dụng hoặc tận dụng các vật dụng trong gia đình. Tuy nhiên, dụng cụ chứa nước uống phải đảm bảo giữ được nước không bị rắn vấy bẩn.

 Chuồng rắn có thể đặt ở vị trí đầu nhà nơi có mái che với khoảng dài 5m, rộng 3m, cao 3m hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, vị trí đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào và dễ dàng kiểm soát lượng ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ.

2. Sơ đồ chuồng trại nuôi rắn và nguyên vật liệu cần thiết 

Sơ đồ chuồng trại nuôi như hình 6, hình 7, và hình 8 đáp ứng được các điều kiện cần thiết khi xây dựng chuồng trại nuôi. Chuồng và trại nuôi cụ thể như sau:

2.1 Chuồng nhỏ

Chuồng nhỏ phù hợp với độ tuổi của rắn từ 0 đến 4 tháng tuổi. Với kích thước (dài 0,9m x ngang 0,6m x cao 0,6m) và những đặc điểm chung của 1 chuồng nuôi, chuồng nhỏ còn có đặc điểm là cửa chuồng nằm phía trên. Nguyên vật liệu cần thiết như sau:

Xây chuồng nhỏ sử dụng lưới inox muỗi không rỉ, có khổ chiều ngang 1m, tiến hành gập đôi. Số lưới cần dùng đóng 1 chuồng là: [(1x 0,6 ) x 4 vách] + [(1 x 0,6) x 2 vách x 2 (gập đôi)] = 7,2 m.

Sử dụng 3 loại gỗ: 2 cm x 4cm, 4 cm x 4cm, ván lót đáy chuồng.

- Loại gỗ 2 x 4 cm: Gồm các thanh vĩ và các thanh gỗ ở vách hông.

Thanh vĩ : [(1 thanh 0,9m) x 2 bên] + [(1 thanh 0,6m) x 2 bên] = 3m.

Vách hông:  (2 thanh gỗ 0,6m) x 4 vách = 4,8m

Tổng số gỗ 2 x 4cm: 3m + 4,8m = 7,8m

- Loại gỗ 4 x 4 cm: 4 trụ x 0,6m = 2,4m.

- Ván gỗ lót đáy chuồng: 0,9 m x 0,6 m = 0,54 m2.

Ưu điểm: Chi phí xây chuồng nhỏ thấp; thời gian xây dựng nhanh chóng; việc chăm sóc dễ dàng và tốn ít công; có thể nuôi trong thời gian dài đến 4 tháng tuổi và dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ của chuồng khi cần thiết.

Nhược điểm: Chỉ phục vụ nuôi rắn dưới 4 tháng tuổi (rắn nhỏ), khó theo dõi, quản lý tăng trọng và sức khỏe từng cá thể. Khi nuôi rắn nhỏ trong loại chuồng này cần chú ý đề phòng trường hợp cắn và nuốt lẫn nhau hoặc tình trạng đè lên nhau.

2.2 Chuồng lớn

Chuồng lớn  với kích thước dài 2m x ngang 1m x cao 1,2m, phù hợp với độ tuổi của rắn từ 4 tháng tuổi trở lên, có các đầy đủ đặc điểm của một chuồng nuôi. Chuồng lớn cho phép người nuôi ngồi hẳn trong chuồng làm vệ sinh nên có thể lắp cửa ở mặt bên để tiện việc ra vào và vệ sinh chuồng nuôi. Nguyên vật liệu cần thiết cho xây dựng chuồng lớn như sau:

Xây chuồng lớn sử dụng lưới 5 ly không rỉ có khổ chiều ngang 1 m và, được gập đôi. Số lưới cần dùng đóng 1 chuồng là: [(2m x 4 vách + 1m x 2 vách)] x 2 (gập đôi) = 20 m.

Sử dụng 3 loại gỗ: 2 cm x 4cm, 4 cm x 4cm, và ván lót đáy chuồng.

- Loại gỗ 2 x 4 cm: Gồm các thanh vĩ và các thanh gỗ ở vách hông.

Thanh vĩ : [(5 thanh 1 m) x 2 bên] + [(5 thanh 1,2 m) x 2 bên] = 22 m.

Vách hông :  [(5 thanh gỗ 2m) x 2 vách] + [(5 thanh 1m) x 2 bên] = 30 m

Tổng số gỗ 2 x 4cm: 22m + 30m = 52m

- Loại gỗ 4 x 4 cm: 4 trụ x 1,5 m = 6m.

- Ván lót đáy chuồng: 2 m x 1 m =  2 m2.

Ưu điểm: Chi phí xây chuồng lớn không cao, thời gian xây dựng nhanh chóng, phù hợp với kích thước của rắn, đặc biệt là chiều dài rắn (hơn 2,2 m). Chuồng tạo không gian vận động hạn chế béo phì ở rắn (hiện tượng gây bệnh lắng động cholesterol gây chết đột ngột ở rắn trưởng thành). Việc chăm sóc dễ dàng và tốn ít công, có thể nuôi trong thời gian dài đến khi thu hoạch rắn. Chuồng dễ điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết.

Nhược điểm: Chỉ phù hợp để nuôi rắn trên 4 tháng tuổi (rắn có kích thước lớn) và phải quan sát rắn khi cho ăn nhằm đề phòng trường hợp cắn và nuốt lẫn nhau, khó kết hợp với nuôi nhốt bán hoang dã, khó theo dõi, quản lý tăng trọng và tình trạng sức khe từng cá thể.
 

Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay44,996
  • Tháng hiện tại820,274
  • Tổng lượt truy cập91,994,003
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây