Học tập đạo đức HCM

Lợn bị tiêu chảy và cách điều trị

Thứ năm - 29/09/2016 06:06
Hội chứng tiêu chảy ở lợn khi nuôi là rất phổ biến. Song với thời tiết thay đổi liên tục và có nhiều chủng lạ gây bệnh tăng sinh như hiện nay khiến người chăn nuôi rất khó lòng chẩn đoán và điều trị hiệu quả, gây thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

15-17-27_dscf5490

Chăm sóc lợn

 

- Triệu chứng điển hình: Lợn bị tiêu chảy phân vàng hoặc phân đen, mùi thối. Trong đàn có con phân vẫn bình thường hoặc táo bón. Lợn bị bệnh sốt cao, có hiện tượng tím tái, mắt sưng, đỏ, một số con bị sưng cả mặt. Trong khi đó người nuôi dùng nhiều kháng sinh tiêm nhưng không khỏi.

Hiện chưa có công bố về dịch và phân lập vi khuẩn. Căn cứ vào triệu chứng có thể chẩn đoán lâm sàng do Salmonella (phó thương hàn) hoặc chủng lạ tăng sinh tạo điều kiện cho Ecoli và các loại vi khuẩn khác gây bệnh.

- Phác đồ điều trị:

+ Hạ sốt và bù nước: Dùng thành phần Keto-propen có trong các nhãn (Hết đau- Hanvet hoặc Katavet- vemedim) tiêm bắp theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất (1ml/15kg thể trọng với Ketovet ngày 1 - 2 lần tùy theo mức độ sốt).

Chống mất nước: Có thể dùng thuốc điện giải, nước muối sinh lý 0,9%, Glucose 5 %, Oresol... cho uống. Ngoài ra có thể dùng một số lá hoặc quả có chất chát như lá phèn đen, búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm... giã nhỏ lọc lấy nước cho lợn uống.

+ Dùng kháng sinh: Muốn điều trị hiệu quả cần kết hợp dùng kháng sinh cả tiêm và trộn vào thức ăn.

Nếu tiêm: Dùng kháng sinh có hoạt chất Enzofloxacin như thuốc Octacin EN5 hoặc hoạt chất Florfenicol( thuốc Maxflor L.A- vibar). Liều tiêm tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kháng sinh dùng để trộn vào thức ăn: Nên dùng Ampi- coli (loại nhập khẩu của Hàn Quốc hoặc Thái Lan) hoặc dùng dòng Sunfamid (trộn theo khuyến cáo không tăng liều).

+ Trợ sức cho lợn bệnh: Để nâng cao sức đề kháng cho lợn, chống bội nhiễm nên dùng vitamin tổng hợp kết hợp với thuốc giải độc gan và men tiêu hóa.

* Chú ý: Nếu dùng men tiêu hóa sống - lợi khuẩn thì người chăn nuôi không nên trộn cùng kháng sinh. Làm vậy men sẽ mất tác dụng.

Tránh dùng kháng sinh lâu ngày gây rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, lợn sẽ bị tiêu chảy kéo dài.

Cần sát trùng chuồng trại trong thời gian lợn bị bệnh 2 ngày/lần để ngăn chặn bệnh lây lan. Chú ý vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống và giữ ấm cho lợn khi trời giá rét.

Theo Hồng Phong/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay26,582
  • Tháng hiện tại672,910
  • Tổng lượt truy cập88,027,980
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây