Học tập đạo đức HCM

Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống

Thứ hai - 21/12/2015 08:05
Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi. Vì vậy, cần điều chỉnh các yếu tố môi trường ở mức tối ưu khi thả giống.

Màu nước, độ trong

Màu nước và độ trong là hai chỉ tiêu đánh giá tình trạng môi trường sống của tôm nuôi; đồng thời là căn cứ để theo dõi và điều chỉnh chất lượng nước phù hợp  tôm giống khi thả. Nếu độ trong quá cao (> 50 cm), ao nuôi sẽ rất nghèo dinh dưỡng, không đủ lượng thức ăn tự nhiên cho tôm. Hơn nữa, chất lượng nước không ổn định, pH thấp, rong và tảo đáy phát triển mạnh, tôm giống dễ bị sốc và chậm lớn. Nếu độ trong quá thấp do mật độ tảo dày dễ làm cho độ pH trong ao nuôi tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa và chiều. Khi thả tôm giống, độ trong của nước thấp do mật độ tảo lớn, chu kỳ nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh sau khi nuôi trong thời gian ngắn. Cần có biện phắp khắc phục để giảm mật độ tảo trước khi thả giống. Cùng với độ trong, màu nước là yếu tố vật lý người nuôi cần quan tâm trước khi thả giống. Nên thả giống khi thấy nước có màu xanh nõn chuối hay màu nâu và độ trong 30 - 40 cm.

 

pH

Có thể thả tôm giống khi pH 7,5 - 8,5 (tốt nhất là 7,8 - 8), dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5. Khi pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể tôm, rất dễ gây sốc cho tôm giống, tôm giống chết khi pH < 4 và pH > 11, ở mức pH 4 - 7 và 9 - 11 tôm rất chậm lớn, dễ cảm nhiễm bệnh. Hơn nữa pH thấp có thể làm tổn thương phần phụ, mang, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ. Ngoài ra còn làm tăng khả năng gây độc của khí H2S và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, làm cho mang tôm tiết ra nhiều chất nhầy, giảm sức đề kháng của tôm. Khi pH tăng cao (> 9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô của tôm bị phá hủy; đồng thời làm tăng tính độc của khí amoniac (NH3) trong môi trường nước.  

môi trường thả tôm sú giống  

Người dân xuống giống tôm nuôi - Ảnh: Phan Thanh

 

Độ kiềm

Độ kiềm giữ vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ đệm của hệ sinh thái ao nuôi. Đây được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng có tác dụng làm giảm sự biến động của pH nước, hạn chế tác hại các chất độc có sẵn trong nước tránh gây sốc bất lợi cho tôm nuôi. Độ kiềm thích hợp trong nuôi tôm là 80 - 120 mg/l, cũng là mức thích hợp khi thả tôm giống. Khi độ kiềm thấp hơn mức này thì pH dễ biến động, tôm bị mềm vỏ; nhưng khi độ kiềm cao quá thì tôm khó lột xác.      

 

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 28 - 320C; nhưng chỉ nên thả giống khi nhiệt độ dưới 300C, lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tôm sú là động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống), chúng không có khả năng ổn định nhiệt độ trong cơ thể; sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi, làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều hoà áp suất thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể của nó, sinh lý bị rối loạn biểu hiện bên ngoài là cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm im và tăng cường hô hấp, rất dễ nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.

Khi thả tôm, cần thả cả bao tôm giống xuống ao nuôi 15 - 20 phút khi nhiệt độ trong bao vận chuyển giống bằng với nhiệt độ ngoài môi trường nuôi. Sau đó bắt đầu mở bao tôm giống ra, tạt nước ngoài môi trường vào bao, rồi từ từ thả tôm giống ra ngoài ao nuôi.

 

Độ mặn

Độ mặn thích hợp nhất cho tôm sú là 8 - 20‰. Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm sú và nước. Độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của  tôm  nuôi sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng. Độ mặn còn ảnh hưởng đến độ kiềm và độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm. Đối với những vùng có độ mặn cao hơn 25‰ không phù hợp cho phát triển của tôm nuôi và dễ xảy ra dịch bệnh, cần chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để có độ mặn phù hợp trước khi thả tôm giống. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả tôm giống hoặc thả vào thời điểm đón mùa mưa.

Trong ao nuôi tôm, độ mặn có thể tăng nhanh do hiện tượng bốc hơi nước (thường vào mùa khô) hoặc có thể giảm cục bộ do mưa (thường vào mùa mưa). Vì vậy trước khi thả tôm giống cần đo độ mặn để lên kế hoạch thuần tôm cho phù hợp.

 

Ôxy hòa tan

Hàm lượng ôxy hòa tan ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm nuôi ngay trong 10 ngày đầu. Sau khi thả giống, tôm thường bị yếu hơn do vận chuyển và phải thích nghi môi trường sống mới. Vì vậy, cần chạy máy quạt nước trước khi thả tôm giống khoảng 8 giờ, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan được bão hòa, và tắt quạt nước trước khi thả tôm 1 giờ mà hàm lượng ôxy hòa tan lúc thả tối thiểu đạt 4 mg/lít.

 

Hàm lượng khí độc

Trước khi thả tôm giống cần đo hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Chỉ thả giống khi hàm lượng H2S < 0,01 mg/lít và NH3 < 0,1 mg/lít. Khi hàm lượng khí độc cao quá mức cho phép, dễ gây sốc cho tôm giống, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.

>> Để có các yếu tố môi trường thích hợp nhất cho tôm sú, cần thả giống đúng mùa vụ, thiết kế, cải tạo và chuẩn bị nước đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt các khâu này, sẽ rất khó cho việc quản lý ao nuôi khi đã thả giống.


Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập358
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại196,918
  • Tổng lượt truy cập90,260,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây