Học tập đạo đức HCM

Khi con tôm thiếu tiền “chữa bệnh”

Thứ ba - 15/12/2015 04:32
(Thủy sản Việt Nam) - Dịch bệnh tôm nhiều nhưng nguồn kinh phí cho lĩnh vực này vừa thiếu vừa chậm được nhận định là nguyên nhân khiến tình hình không được cải thiện. Liệu đây có phải là nguyên nhân chính?

Người nuôi tôm tự xoay

Tại Quảng Trị, từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở 12 xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng và TP Đông, chiếm hơn 20% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh. Theo báo Nhân Dân, năm nay tỉnh Quảng Trị không có kinh phí mua hóa chất phòng chống dịch bệnh thủy sản nên khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh, hầu hết các hộ nuôi đã không báo cáo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng lấy mẫu tìm nguyên nhân mà tự xử lý hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

Việc chậm triển khai ngân sách, ngân sách thiếu dẫn đến việc người dân phải tự xoay tiền để mua thuốc kháng sinh trôi nổi, chất lượng kém và việc lạm dụng thuốc kháng sinh bắt nguồn từ đó.

Theo Cục Thú y, 11 tháng đầu năm 2015, dịch bệnh trên tôm muôi có chững lại so với các năm trước nhưng tỷ lệ thiệt hại vẫn đến hơn 7,6% tổng diện tích nuôi tôm trên cả nước. Theo đó, gần 50.000 ha thiệt hại do ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, dịch bệnh, trên tổng số trên 667.000 ha thả nuôi của cả nước. Một số loại bệnh trên tôm được xác định là đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, đỏ thân… Tại Hà Tĩnh, tính đến giữa tháng 7/2015, dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính đã làm cho 10 triệu con tôm bị chết, một phần do thiếu hóa chất Chlorine để phòng chống khiến dịch bệnh đốm trắng có điều kiện phát sinh, lây lan.

 

Dịch bệnh tôm bị coi nhẹ?

Nhiều người cho rằng nghề thủy sản “một vốn bốn lời”, chỉ cần trúng một mùa thì cứu lại được ba mùa tôm, nên việc đầu tư cho phòng ngừa dịch bệnh chưa được người dân và các ngành quan tâm đúng mức. Khác nhiều năm trước, hiện nay lợi nhuận từ ngành tôm không còn cao nên việc tôm chết, mất mùa không có sản lượng ảnh hưởng đến người dân rất nhiều, song vẻ như việc đầu tư cho phòng chống dịch bệnh tôm còn chưa xứng tầm.

tôm thiếu tiền chữa bệnh

Kiểm tra tôm nuôi - Ảnh: Phan Thanh Cường

Một con số so sánh trong năm ngoái, về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn, tỉnh Đồng Nai chi 67 tỷ đồng, các tỉnh Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi tỉnh cũng bố trí vài chục tỷ đồng. “Trong khi đó, Sóc Trăng là tỉnh trọng điểm của cả nước về nuôi tôm với diện tích trên 50.000 ha, nhưng kinh phí cho công tác thú y thủy sản chỉ 277 triệu đồng. TP Đà Nẵng chỉ giao kinh phí 10 triệu đồng. 8 tỉnh, thành có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản nhưng không được bố trí kinh phí”. Đó có lẽ là những thông tin “biết nói” về tình trạng xem thường dịch bệnh trong ngành thủy sản. 

Năm 2015, có 48/63 tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản; nhưng mới chỉ 33 tỉnh đã bố trí kinh phí. Con số ngân sách dành cho phòng chống dịch bệnh cũng rất khiêm tốn, chẳng hạn nhiều nhất là các tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn như Cà Mau cũng chỉ gần 5 tỷ đồng, Bạc Liêu gần 3,2 tỷ đồng... Nếu so với doanh số gần 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm thì con số ngân sách chi cho phòng ngừa dịch bệnh là quá ít ỏi.

 

Cơ chế xin - cho

Nếu nói ngân sách các tỉnh hiện nay quá thiếu nên chi quá ít vào lĩnh vực phòng chống bệnh cho ngành thủy sản có lẽ không hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn như tỉnh Quảng Trị đã trích ngân sách hỗ trợ 30 triệu đồng/ha tôm bị nhiễm bệnh, song việc phân bổ ngân sách phòng chống dịch bệnh từ đầu năm lại diễn ra chậm hơn diễn biến dịch bệnh. Phải chăng các địa phương cho rằng dịch bệnh xảy ra sẽ có Trung ương trợ giúp nên việc phân bổ ngân sách là không cấp thiết? UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ NN&PTNT cấp hỗ trợ 10 tấn hóa chất Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia phòng chống dịch bệnh thủy sản. Nhiều tỉnh, thành phố khác cũng xử lý tương tự, tức là khi dịch bệnh xảy ra mới đi xin hóa chất về xử lý.

Trong một hội nghị chuyên ngành gần đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã đề nghị các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh bố trí, cân đối ngân sách cho phòng chống dịch bệnh thủy sản và đưa vào kế hoạch năm 2016. “Trung ương chỉ hỗ trợ dịch bệnh trên thủy sản nuôi khi địa phương hết nguồn kinh phí và hết khả năng dập dịch chứ không phải cứ xảy ra dịch bệnh thì địa phương lại yêu cầu hỗ trợ”, Thứ trưởng cho biết thêm.

Rõ ràng các tỉnh, thành cần chủ động hơn trong việc bố trí ngân sách, dự trữ hóa chất, chủ động xử lý kịp thời khi dịch bệnh mới bùng phát, hơn là chờ xin hóa chất từ  trung ương và chi ngân sách hỗ trợ người dân khi tôm nuôi của họ đã chết hết. Các doanh nghiệp cũng cần tham gia đóng góp vào ngân sách và vật lực để địa phương và ngành luôn sẵn sàng nguồn lực đối phó dịch bệnh, đảm bảo tỷ lệ nuôi tôm thành công ngày càng cao hơn.

>> Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, ngân sách cho phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 của các tỉnh, thành trong cả nước chỉ gần 54 tỷ đồng (trong khi ngân sách phòng chống dịch bệnh cho động vật trên cạn hàng ngàn tỷ đồng) là quá ít nếu so với giá trị mà ngành này mang lại.

Nguyễn Anh
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại886,753
  • Tổng lượt truy cập93,264,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây