Học tập đạo đức HCM

Những kỹ thuật nuôi tôm hiệu quả

Thứ hai - 26/12/2016 04:48
(Thủy sản Việt Nam) - Trong năm 2016, nhiều mô hình nuôi tôm đã mang đến thành công cho người nuôi nhờ cải tiến kỹ thuật hiệu quả, thích ứng với tình hình thời tiết tại địa phương như nuôi tôm - lúa, nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ, mô hình CPF-Combine Program…

Tôm - lúa thích ứng biến đổi khí hậu

Từ lâu tôm - lúa đã được xem là mô hình sản xuất thân thiện với môi trường trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp, cùng với tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt như: xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng, môi trường bị ô nhiễm. Từ mô hình này, người dân tạo được nguồn lợi kinh tế chủ lực từ sản phẩm tôm và lúa trên cùng diện tích sản xuất với mức ổn định 60 - 70 triệu đồng/ha/năm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.

Một số kỹ thuật nuôi cần lưu ý:

Đối với vụ nuôi tôm vào mùa khô: Số lần thả tôm giống thích hợp thường là 2 - 3 lần/vụ, mật độ tối đa là 5 con/m2; kích cỡ tôm giống ở lần thả đầu là PL12 - 15, ở những lần thả tiếp theo kích cỡ con giống lớn hơn để giúp tôm mau lớn, kịp thu hoạch và thuận tiện cho việc rửa mặn phục vụ cho vụ trồng lúa trong mùa mưa. Tiến hành theo dõi độ mặn ở ruộng và ở kênh/mương cấp để chủ động cấp, xả điều tiết độ mặn phù hợp.

Đối với vụ trồng lúa vào mùa mưa: Cần thực hiện việc rửa mặn trước khi tiến hành trồng lúa trong các ao nuôi tôm từ vụ khô. Tận dụng những trận mưa lớn đầu mùa để tích ngọt, rửa mặn cho đồng ruộng. Độ mặn thích hợp để trồng lúa là < 2‰. Chọn giống lúa phù hợp với từng địa phương nuôi; Có thể chọn giống lúa mùa địa phương, lúa dài ngày, lúa trung và ngắn ngày. Ở những vùng không chủ động về nguồn nước ngọt, phụ thuộc hoàn vào thời tiết nên chọn giống lúa ngắn ngày; giữ mực nước ổn định, tránh tình trạng để đất khô. Khi có dấu hiệu nắng hạn cục bộ thì cần giữ nước ở mức cao, trữ nước ở những khu vực có thể trữ được nước, điều chỉnh lượng nước thích hợp theo từng giai đoạn.

Mô hình tôm - lúa có nhiều lợi ích cho người nông dân, như giảm chi phí làm đất, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, tạo sản phẩm lúa và tôm an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, mô hình nuôi bền vững, thân thiện môi trường.

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn, nhỏ

Hình thức nuôi này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi như: khả năng kiểm soát môi trường và mầm bệnh tốt hơn, cho phép nuôi mật độ cao (150 - 300 con/m2); cải thiện năng suất (25 - 40 tấn/ha/vụ); tiết kiệm chi phí sản xuất (hóa chất, vôi, vi sinh, thức ăn, nhân công) nhờ đó có cơ hội giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Ao nuôi diện tích nhỏ được thiết kế dạng hình vuông, bo bốn góc, lót bạt HDPE toàn bộ nền đáy và bờ ao để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vệ sinh, thu gom chất thải cũng như sử dụng quạt nước công suất lớn. Ao nuôi không thiết kế cống thoát nước mà sử dụng ống PVC đường kính miệng lớn để cấp thoát nước. Ống PVC được chôn ở vị trí phần giữa đáy ao, nơi chất thải tập trung để hút chất thải ra ngoài. Diện tích ao có thể dao động 500 - 2.000 m2, phổ biến nhất là 1.200 - 1.600 m2. Độ sâu của ao phụ thuộc vào diện tích bề mặt, được thiết kế để có thể đảm bảo mực nước 1,3 - 1,7 m. Đáy ao được xử lý kỹ bằng cách bơm cát, lu nền trước khi lót bạt. Độ dốc về trung tâm của ao không cần phải quá lớn. Nếu bố trí hệ thống quạt hợp lý, chất thải sẽ dồn tụ vào khu vực giữa ao, nơi bố trí hố thu gom chất thải và hệ thống xi phông.

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nhỏ, được đầu tư bài bản đang đem lại những kết quả khả quan không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hình thức nuôi này còn phù hợp với quy mô và giá cả của các trang thiết bị hỗ trợ hiện có trên thị trường, đặc biệt là hệ thống cung cấp ôxy hòa tan (quạt nước, sục khí đáy hoặc sục lủi) hoặc xử lý nước bằng phương pháp vật lý (lọc, tia cực tím, ozone, siêu âm hay công nghệ nano).

Bền vững tôm - rừng

Mô hình đặc trưng nhất của nuôi tôm sinh thái ở nước ta là mô hình tôm - rừng (rừng sản xuất). Tỷ lệ diện tích rừng cần trên 50%, mật độ 2 - 3 con/m2, diện tích 2 - 10 ha/vuông, tôm giống được thả ở cỡ PL 12 - 15 hoặc lớn hơn. Vuông nuôi được xây dựng có bờ bao vững chắc, đảm bảo giữ được nước và cần có thêm ao ương dưỡng tôm giống với diện tích 200 - 500 m2/ao, sâu 0,6 - 0,8 m. Ưu điểm của mô hình là giảm chi phí thức ăn, thuốc do tôm sử dụng thức ăn tự nhiên, phân hữu cơ hoặc vi sinh. Đặc biệt, không dùng hóa chất, thuốc kháng sinh trong sản xuất; đảm bảo chất lượng tôm sạch. Hệ thống tôm - rừng thuộc vùng đệm của rừng phòng hộ tập trung chính ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh, nơi có nhiều diện tích rừng ngập mặn.

Từ những năm 2000, nhiều người dân vùng đệm của rừng ngập mặn đã nuôi kết hợp thêm các đối tượng thủy sản khác như cua, sò huyết trong hệ thống rừng - tôm trong vùng đệm của rừng phòng hộ ven biển. Diện tích của các hệ thống tôm - rừng dao động 4 - 8 ha, trong đó 60% diện tích rừng được quy định để cung cấp cho nhu cầu về gỗ và chất đốt và 40% diện tích mương được tận dụng làm ao nuôi tôm. Trong các địa phương triển khai mô hình này, Cà Mau là tỉnh có diện nuôi tôm rừng sinh thái lớn nhất và thu được nhiều kết quả nhất. Tôm - rừng đang là mô hình ngày càng khẳng định đướng hướng đi vững chắc nhờ việc góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập, an sinh xã hội và góp phần tạo nên thương hiệu tôm sạch cho con tôm Việt

Mô hình CPF-Combine Program

Đây là mô hình đang được Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam triển khai thành công tại nhiều địa phương trên cả nước. Mô hình CPF-Combine Program bao gồm: CPF-Green House, CPF-Turbo Program và chương trình 3C. CPF-Green House là mô hình nuôi tôm trong nhà ương 25 - 30 ngày, sau đó tôm được đưa ra các ao nuôi thương phẩm nhằm mục đích hạn chế được các dịch bệnh Hội chứng gan tụy cấp (AHPNS), vi bào tử trùng (EHP), virus đốm trắng (WSSV), tăng sức đề kháng cho tôm, giảm chi phí, tăng vụ nuôi; CPF-Turbo Program là hệ thống ao nuôi an toàn sinh học có đầy đủ lưới lan, ao có lót bạt, có hố xi phông… và quản lý môi trường ao nuôi bằng chế phẩm sinh học nhằm đạt mục tiêu “3 cao, 1 thấp và không thất bại”. Cụ thể: 3 cao là: tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cao và số vụ nuôi cao; 1 thấp là FCR thấp và không thiệt hại. Hiện, mô hình CPF-Combine Program do C.P. Việt Nam triển khai cho tỷ lệ thành công trên 90% tại các tỉnh như Đồng Nai, Cà Mau, Sóc Trăng, Nghệ An… 

Hoàng Ngân (Tổng hợp) 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: nuôi tôm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại269,766
  • Tổng lượt truy cập92,647,430
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây