Học tập đạo đức HCM

Nuôi ghép ếch trong lồng ao nuôi

Thứ ba - 25/10/2016 11:12
(Thủy sản Việt Nam) - Hiện nay, mô hình nuôi ghép ếch trong lồng ao cá đang được nhiều địa phương thực hiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ tận dụng được nguồn thức ăn, diện tích mặt nước và đa dạng hóa sản phẩm.

Chuẩn bị lồng lưới

Để mang lại hiệu quả trong nuôi ghép với cá, ếch thường được nuôi trong lồng lưới. Lồng lưới có thể được làm bằng lưới cước hoặc sợi nilon, kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5 - 1 cm để tránh địch hại và thất thoát. Tùy theo quy mô, có thể sử dụng lồng có kích thước: dài 4 - 5 m, rộng 3 m, cao 1,2 m hoặc dài 3 - 5 m, cao 1 - 2 m, rộng 2 m; mặt trên lồng nuôi có thể để hở 30 - 50 cm để cho ếch ăn và thuận tiện trong công tác phân loại ếch. Các lồng ếch được đặt cách bờ khoảng  20 cm, tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi có thể đặt lồng cách mặt nước 40 - 50 cm hoặc cũng có thể để mặt dưới của lồng ếch chìm dưới nước 15 - 25 cm; dưới đáy lồng đặt các miếng xốp chiếm 30 - 50% diện tích lồng nuôi để cho ếch lên ăn và nghỉ ngơi. 

Chọn và thả giống

Nên chọn ếch giống 40 - 45 ngày (khoảng 20 g/con), chọn con khỏe mạnh, linh hoạt, màu sắc đậm, không bị dị tật, trầy xướt, không nhiễm bệnh. Tiến hành kiểm tra môi trường nước nuôi trước khi thả giống, pH thích hợp 6,5 - 7; nhiệt độ 28 - 300C. Nên thả giống vào lúc trời mát (buổi sáng hoặc chiều mát); tắm cho ếch bằng nước muối 3% trong 10 - 15 phút trước khi thả. Mật độ thả nuôi khoảng 40 - 80 con/m2.

Chăm sóc, quản lý

Cho ăn: Thức ăn cho ếch có thể là thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm 22 - 35%; Hoặc cũng thể tận dụng các nguồn thức ăn sẵn có để làm thức ăn tự chế cho ếch với 20% cá tạp, ốc bươu vàng, giun và 80% cám ngũ cốc trộn đều và nấu chín. Trong thời gian tháng đầu, tiến hành cho ếch ăn 3 - 4 lần/ngày với lượng thức ăn chiếm 7 - 10% trọng lượng đàn ếch. Từ tháng thứ hai trở đi, cho ếch ăn 2 lần/ngày (sáng, tối mát), với 3 - 5% trọng lượng đàn ếch.

Nuôi ghép ếch trong lồng ao nuôi

Nuôi ếch trong ao cá cho hiệu quả cao

Không nên thay đổi đột ngột thức ăn của ếch mà cần phải chuyển từ từ để tránh ếch bỏ ăn. Cần chọn viên thức ăn và độ đạm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch để tránh dẫn đến việc thiếu hay dư thừa thức ăn. Định kỳ kiểm tra 2 tuần/lần mức tăng trọng và trọng lượng trung bình cả đàn ếch để làm cơ cơ sở điều chỉnh chế độ cho ăn và chăm sóc hợp lý.

Quản lý môi trường: Ếch là động vật lưỡng cư, chúng thay da hàng ngày nên cần thay nước thường xuyên nhằm tránh nguy cơ nhiễm bệnh, tạo môi trường tốt cho ếch phát triển, tăng trọng nhanh. Cùng đó, cần thường xuyên kiểm tra các hệ thống cấp thoát nước, chất lượng nước và lồng lưới để tránh sự thất thoát; Định kỳ thay nước trong ao nuôi để đảm bảo nguồn nước vệ sinh, thời gian thay nước nên tiến hành vào lúc buổi sáng để tránh gây sốc môi trường cho ếch. Đồng thời, tiến hành kiểm tra để tách đàn và phân cỡ ếch nhằm tránh hiện tượng phân đàn dẫn đến ếch ăn thịt lẫn nhau, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nuôi.

Lưu ý: Ếch là đối tượng khá nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường nên lồng nuôi phải được che lưới để tránh mưa trực tiếp và giảm bớt ánh sáng khi có nắng, mặt nước có thể thả thêm lục bình khoảng 2/3 diện tích nuôi giúp tăng tỷ lệ sống cho ếch.

Phòng bệnh: Trong quá trình nuôi, các yếu tố như nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nhiều, thức ăn bị mốc… là những nguyên nhân gây bệnh cho ếch. Do đó, cần chủ động phòng bệnh cho ếch; thường xuyên kiểm tra các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những con ếch bị bệnh; Định kỳ 10 - 15 ngày/lần tiến hành tắm cho ếch bằng thuốc tím, nước muối 3% hoặc Iodine để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho ếch; Đồng thời, định kỳ bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa, Tiên Đắc vào thức ăn đề tăng sức đề kháng cho ếch.

Thu hoạch

Sau 2,5 - 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200 - 250 g/con, thì có thể thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa. Cho ếch ngừng ăn trước khi thu hoạch 10 - 12 giờ. Dùng hộp xốp có lỗ thông hơi và bèo tây để vận chuyển hoặc dùng túi màn nilon nhúng ướt nước. 


>> Ếch là đối tượng tương đối dễ nuôi, ít dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không quá phức tạp, quá trình chăm sóc quản lý cũng đơn giản, ếch lớn nhanh đồng thời cá có thể sử dụng thức ăn dư thừa và các chất thải của ếch giúp giảm bớt chi phí cho người nuôi.
LÊ CUNG
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Hôm nay53,786
  • Tháng hiện tại829,064
  • Tổng lượt truy cập92,002,793
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây