Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm “khỏe” không khó

Thứ hai - 09/05/2016 08:15
(Thủy sản Việt Nam) - Biến đổi khí hậu cộng với những tác động nội tại đã khiến nghề nuôi tôm trở nên bấp bênh, sức đề kháng của con tôm cũng là điều đáng bàn. Dịch bệnh trên tôm có xu hướng tăng về phạm vi, mức độ và khó kiểm soát hơn. Làm gì để tôm “khỏe” đang là bài toán khiến ngành thủy sản “đau đầu”.

Chất lượng con giống

Con giống không tốt là một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh trên tôm. Bởi thực tế, số lượng giống sản xuất trong nước chưa kiểm soát hoàn toàn, giống kém chất lượng vẫn tràn lan thị trường. Cùng đó, chất lượng tôm bố mẹ cũng rất nan giải. Tôm bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam dù được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, nhưng không ít tôm bố mẹ kém chất lượng vẫn “lọt”. Nhiều trang trại sản xuất chưa đảm bảo quy trình an toàn sinh học… Đây là nguyên nhân khiến sức đề kháng của tôm yếu, dễ bị bệnh dịch.

 

Sức khỏe của tôm nuôi phụ thuộc rất lớn vào môi trường nước ao nuôi. Do vậy, cần cải tạo ao, xử lý nước, gây màu,… đúng kỹ thuật trước khi thả giống. Trong quá trình nuôi, chú ý theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước duy trì trong ngưỡng thích hợp, độ trong 30 - 40 cm; độ kiềm 80 -120 ppm; độ mặn 10 - 25‰; pH 7,5 - 8,5; ôxy hòa tan > 4 mg/l; H2S < 0,05 mg/l; NH3 < 0,3 mg/l. Tránh biến động lớn và đột ngột của các yếu tố môi trường. Kiểm tra các yếu tố như ôxy hòa tan, pH, độ trong hàng ngày; định kỳ 3 - 5 ngày/lần đo độ kiềm và NH3. Định kỳ 20 - 25 ngày xử lý nước và đáy ao bằng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất ( Eco Pro, BIO POWER…). Có thể điều chỉnh khung lịch thời vụ tránh khoảng thời gian nắng nóng.

Trong tháng nuôi đầu, giữ màu nước xanh nõn chuối tạo sự ổn định các chỉ số môi trường pH, kiềm, nhiệt độ, ôxy hòa tan,… tránh sinh tảo đáy hoặc tảo phát triển quá mức. Tháng thứ 2,  giữ nước màu xanh nâu, mực nước sâu 1,4 - 1,8 m để nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH dao động giữa ngày và đêm diễn ra chậm, không gây sốc cho tôm.

nuôi tôm khỏe không khó

Tuân thủ đúng quy tắc, nuôi tôm sẽ thành công - Ảnh: LHV

Theo TS Lê Hồng Phước, Giám đốc Trung tâm Quan trắc và Cảnh báo môi trường, dịch bệnh miền Nam, cần phải lưu ý đến thời điểm thả giống, vì nếu độ mặn cao có thể làm tôm chậm lớn, ảnh hưởng đến sức đề kháng, tạo điều kiện cho bệnh hoại tử gan tụy cấp tính nhiều hơn.

Vấn đề dinh dưỡng

Lựa chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm trong từng giai đoạn. TTCT từ khi thả nuôi đến cỡ 3 g/con, sử dụng thức ăn có protein tổng số ≥ 40%; từ 3 - 8 g, sử dụng thức ăn có protein tổng số 38%; từ 8 g đến khi xuất bán sử dụng thức ăn có protein tổng số 35 - 38%. Tôm sú, từ khi thả đến khi tôm đạt cỡ 5 g, sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm ≥ 45%; khoảng 5 - 10 g/con, dùng thức ăn có hàm lượng protein 42 - 45%; từ 10 g đến khi thu hoạch dùng thức ăn chứa 40 - 42% protein. Số lượng thức ăn trong tháng nuôi đầu bằng 8 - 10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi, các tháng tiếp theo cho ăn với lượng 5 - 7%. Sau khi thả giống 15 - 20 ngày, có thể bổ sung thuốc bổ, men tiêu hóa, các loại khoáng, Vitamin C vào thức ăn cho tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tăng cường sức đề kháng.

 

Điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp thông qua sàng ăn cũng như hoạt động bắt mồi của tôm, tránh cho tôm ăn thừa hoặc thiếu. Những ngày thay đổi thời tiết như mưa, nắng gắt chỉ cho 70 - 80% lượng thức ăn đã định. Từ ngày thứ 35 trở đi chỉ cho 70 - 80% lượng thức ăn theo yêu cầu. Theo dõi kỳ lột xác để giảm lượng thức ăn và tăng sau khi tôm lột xác xong.Cần chuyển đổi loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng theohướng dẫn của nhà sản xuất. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày. Theo dõi tôm hàng ngày để có biện pháp ứng phó, gia giảm thức ăn cho phù hợp. Khi tôm có dấu hiệu bất thường nên giảm lượng thức ăn và duy trì chất lượng nước tốt.

>> TS Trần Thế Mưu, Phó Viện trưởng Viện Nuôi trồng Thủy sản 1: Để đảm bảo hiệu quả lâu dài và bền vững của nghề nuôi tôm, cần nghiên cứu và hoàn thiện các công nghệ nuôi tôm sinh thái, nuôi thâm canh theo hướng an toàn sinh học, thân thiện môi trường để tôm thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo ra các sản phẩm sạch.

Nguyễn Nhung 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập481
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,551
  • Tổng lượt truy cập92,017,280
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây